Tỷ lệ hấp thụ thấp
Báo cáo thị trường BĐS Việt Nam quý I/2020 do VARS phát hành ngày 2/4 cho thấy,ýILượnggiaodịchnhàởsụtgiảmnghiêmtrọ200.000 euro to vnd ở phân khúc BĐS nhà ở, trong quý I/2020, tổng lượng căn hộ chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Trong đó, riêng lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019).
Ngay tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) – 2 thành phố đầu tàu về BĐS nhà ở cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lượng giao dịch. Cụ thể, tại Hà Nội, quý I/2020 chỉ ghi nhận có 181 giao dịch trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán, trong khi so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ này là 3.141 giao dịch/4.654 căn hộ chào bán.
Tương tự, tại TP. HCM, trong quý I cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với quý I/2019, tỷ lệ này là 2.613 giao dịch/3.040 căn hộ chào bán.
Cũng theo VARS, mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán BĐS không hề có sự sụt giảm so với quý IV/2019 và chưa có bất cứ doanh nghiệp (DN) nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng hưởng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh, đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A (mua bán, sáp nhập) hoặc bán cổ phần, hoặc từng phần dự án.
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến lượng giao dịch nhà ở quý I/2020 sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh T.L minh họa Ngoài ra, theo khảo sát của VARS, tác động của dịch Covid-19 cũng đang ảnh hưởng lớn đến tất cả sàn giao dịch, cá nhân môi giới BĐS. Theo đó, các sàn giao dịch vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì phải lo chống dịch. Theo ghi nhận từ các khu vực trong cả nước, khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, nhiều cá nhân môi giới BĐS thất nghiệp…
Dự báo thị trường tiếp tục trầm lắng
Đưa ra dự báo về tình hình thị trường BĐS Việt Nam trong quý II/2020, VARS cho rằng, do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khá phức tạp nên lượng giao dịch nhà ở tại các đô thị như Hà Nội và TP. HCM trong quý tiếp theo sẽ không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân vì nhu cầu ở của người dân vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó, về nguồn cung, nguồn cung mới từ các dự án BĐS đủ điều kiện gia nhập thị trường chắc chắn cũng không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước.
Về giá bán, giá nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân sẽ giữ ở mức ổn định như hiện nay, vì lực cầu vẫn yếu bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh và lượng hàng tồn không nhiều.
Đối với các căn hộ phân khúc cao cấp, giá bán có thể giảm do lực bán chậm (cả từ giai đoạn trước và sau thời điểm dịch bệnh), dẫn đến áp lực vốn cho các dự án buộc chủ đầu tư phải giảm giá.
Trước bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VARS khuyến nghị, các DN kinh doanh BĐS cần phải đẩy mạnh tái cấu trúc bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hóa và chuyên nghiệp, nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm giá sản phẩm.
Đối với các DN đầu tư, phát triển BĐS nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội. Bởi đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỷ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm.
Bên cạnh sự nỗ lực của các DN, lãnh đạo VARS kiến nghị, về phía Nhà nước, Chính phủ cần chỉ đạo các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn nữa trong việc đẩy nhanh quy trình giải quyết thủ tục cho các dự án BĐS, làm tăng nguồn cung cho thị trường BĐS và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh BĐS cũng cần sớm được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách thúc đẩy các ngân hàng cho vay vốn để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, bởi sau dịch bệnh, nếu chúng ta phát triển mạnh xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Ngoài ra, đối với quản lý nhà nước tại các địa phương cần tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng dự án ma, dự án không đúng quy định pháp luật và đặc biệt không để xảy ra hiện tượng tạo thị trường ảo để trục lợi..../.
Diệu Thiện
顶: 88踩: 27
【200.000 euro to vnd】Quý I/2020: Lượng giao dịch nhà ở sụt giảm nghiêm trọng
人参与 | 时间:2025-01-12 21:08:57
相关文章
- Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- Huyện Châu Thành: Hơn 1.200 hộ được chỉnh lý thủ tục hành chính
- Văn phòng cấp ủy các cấp: Trách nhiệm và tự hào
- Tăng cường quản lý động vật hoang dã
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Huyện Phụng Hiệp: Khánh thành 6 phòng học
- Tiến độ xây dựng đề án phát triển ngành nông nghiệp bền vững còn chậm
- Đại hội các chi, đảng bộ diễn ra đúng quy định, quy trình
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực
评论专区