(HG) - Ngày 21-4,ếnđộxydựngđềnphttriểnngnhnngnghiệpbềnvữngcnchậđội hình mu 2021 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên có buổi làm việc với Ban Giám đốc Sở NN&PTNT về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển ngành nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025” (đề án).
Ông Trương Cảnh Tuyên (giữa), Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị ngành nông nghiệp có những định hướng lớn để gợi mở cho đơn vị tư vấn bổ sung vào đề án.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, hiện đơn vị đã tiến hành thành lập Tổ biên tập xây dựng nghị quyết đề án, đồng thời thuê đơn vị tư vấn xây dựng đề cương, những định hướng, cũng như lựa chọn các ngành chủ lực để phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ở giai đoạn tới. Theo đó, một số định hướng lớn được ngành nông nghiệp tỉnh và đơn vị tư vấn hoạch định trong đề án, gồm:
Đổi mới thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển mô hình kinh tế tập thể; xác định ngành hàng nông nghiệp chủ lực và xây dựng chuỗi ngành hàng gắn với vùng sản xuất chuyên canh, trong đó ngành hàng chủ lực được lựa chọn là lúa gạo, trái cây (mít, chanh không hạt, bưởi da xanh, dừa xiêm xanh…), thủy sản, chăn nuôi…; phát triển liên kết ngang giữa các tác nhân (kinh tế hộ, nông trang, trang trại, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nông nghiệp) và liên kết dọc theo toàn chuỗi giá trị; thí điểm xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp như: mô hình sản xuất quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ, mô hình phát triển HTX điểm, mô hình ứng dụng công nghệ cao… Bên cạnh những mặt thuận lợi thì trong quá trình xây dựng đề án, ngành nông nghiệp tỉnh cũng gặp những khó khăn, nhất là công tác phối hợp với đơn vị tư vấn nên đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng, do nhiều yếu tố nên tiến độ xây dựng đề án của ngành nông nghiệp hiện nay khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp, UBND tỉnh sẽ có buổi làm việc trực tiếp với đơn vị tư vấn để hai bên có sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng muốn nghe sự cam kết của đơn vị tư vấn về thời gian thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo đề án. Trước mắt, Sở NN&PTNT tỉnh cần có một số định hướng lớn để gợi mở cho đơn vị tư vấn bổ sung vào đề án nhằm sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhất là phải đưa chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào đề án. Mặt khác, khi hình thành được đề án, ngành nông nghiệp chủ động xây dựng và sớm ban hành kế hoạch thực hiện song hành với đề án theo lộ trình từng năm và cả giai đoạn cho phù hợp…
Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC