【kết quả bóng đá u20 mỹ】Xử lý nợ xấu vẫn còn những điểm nghẽn chính sách
Hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu gom về Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) 3 năm nay vẫn chưa tìm được đầu ra,ửlýnợxấuvẫncònnhữngđiểmnghẽnchínhsákết quả bóng đá u20 mỹ vẫn là chướng ngại vật của dòng vốn trong nền kinh tế. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư dù muốn lại không thể tham gia vào mua lại nợ xấu.
Năm 2014: Nợ xấu mua về chưa xử lý được 1%
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu trong các năm qua đã giảm đều đặn qua nhiều giải pháp mà NHNN, các ngân hàng thương mại và VAMC đã thực hiện. Cụ thể, cuối năm 2012 nợ xấu chiếm 4,08%, cuối năm 2013 nợ xấu chiếm 3,61%, cuối năm 2014 nợ xấu chiếm 3,25% và cuối năm 2015 là 2,55%. Cũng theo NHNN, đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của tổ chức tín dụng ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện.
Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước với hệ thống ngân hàng đánh giá, một trong những tồn tại với hệ thống là việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho VAMC (bán 79,61 nghìn tỷ đồng trong tổng số 143,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong năm 2014). Việc xử lý nợ xấu của VAMC cũng chưa hiệu quả khi trong năm 2014, VAMC chỉ xử lý được 28 khoản nợ tương ứng 627 tỷ đồng trong tổng số 96.455 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chỉ chiếm 0,65%.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Phạm Nam Kim, nếu nợ xấu cứ gom về VAMC như hiện nay mà không được xử lý thực chất thì không khác gì ”ngõ cụt”, hay một ”hố sâu ở cuối đường”. Hiện nay, số nợ xấu được VAMC mua là vào khoảng 250.000 tỷ đồng, cộng với số nợ xấu tại các ngân hàng, theo số liệu tính toán từ NHNN là khoảng 126.700 tỷ đồng. Như vậy, cộng cả khoản này sẽ thấy số nợ xấu là 376.000 tỷ đồng, tương đương gần 7,7% dư nợ toàn hệ thống và gấp 3 lần con số báo cáo hiện nay.
Nhiều điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu
Những khó khăn trong xử lý nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, trong đó những hạn chế về mặt chính sách, hành lang pháp lý là nguyên nhân được nhắc đến. Cũng theo ông Phạm Nam Kim, với năng lực, số vốn ít ỏi hiện nay của VAMC, việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường là rất khó khăn, nhất là khi chưa có cơ chế cho việc xử lý con số chênh lệch giữa giá sổ sách và giá thị trường. Ngoài ra, cơ chế đảm bảo cho quyền chủ nợ của người cho vay vẫn còn chưa chặt chẽ, khiến cho nhiều khách nợ lợi dụng để chây ì, trong khi nhiều ngân hàng dù thực hiện đầy đủ quy trình pháp lý vẫn không có thực quyền với các món nợ cũng như các tài sản đảm bảo.
Còn theo ông Đoàn Văn Thắng - Phó Tổng giám đốc VAMC, một trong các vướng mắc trong xử lý nợ xấu của VAMC hiện nay nằm ở thị trường mua bán nợ xấu. Theo quy định, việc bán nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước chỉ thực hiện bán nợ cho các đơn vị có chức năng kinh doanh nợ xấu, khiến cho đối tượng tham gia thị trường bị hạn chế.
Mới đây, góp ý cho Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh tại hội thảo ngày 11/8/2016, Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế đã nêu lên một trở ngại lớn nữa trong việc mua bán nợ xấu. Theo bà Nguyễn Thu Hằng, đại diện Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế, hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu để mua nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, họ đều rút lui bởi không thể mua nợ xấu khi quyền chủ nợ không được đảm bảo, họ không được quyền nhận thế chấp với tài sản đảm bảo là đất đai.
Để giải quyết tình trạng này, góp phần giải quyết khối nợ xấu lớn của các ngân hàng, Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế đã kiến nghị tạo cơ chế cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quyền sử dụng đất như các tổ chức kinh tế trong nước. Theo đó, tổ chức nước ngoài có thể nhận thế chấp trực tiếp với tài sản hoặc uỷ thác cho một ngân hàng nào đó tại Việt Nam nhận tài sản đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các chuyên gia, dù với hướng đi nào, việc xử lý nợ xấu vẫn cần phải được giải quyết những điểm nghẽn về chính sách để hướng tới một thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Đồng thời, để khả thi, những giải pháp về xử lý nợ xấu cần được lựa chọn phù hợp, đồng bộ với trình độ phát triển của thị trường tài chính.
Theo công bố ngày 11/8 của NHNN, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Theo số liệu do các ngân hàng và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59.710 tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ cho VAMC 8.880 tỷ đồng, khách hàng trả nợ 30.980 nghìn tỷ đồng, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu 7.240 tỷ đồng. |
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Hà Nội bổ nhiệm, phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt
- ·Đã cảnh báo vẫn bị lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản
- ·Ông Trần Việt Trường được bầu làm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030
- ·Thủ thành Đặng Văn Lâm háo hức trước cơ hội đối đầu với tuyển Nga
- ·Ông Đỗ Tiến Sỹ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·54 triệu liều vắc xin sẽ về Việt Nam từ nay đến cuối năm
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Thủ tướng: Khen thưởng phải trúng, đúng, kịp thời
- ·Việt Nam thúc đẩy sáng kiến nâng hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền
- ·Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Tập trung tuyên truyền kết quả Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam
- ·Thủ tướng bổ nhiệm hai Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản