您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【tỷ lệ cá cược bóng đá ma cao】Lắng lòng chờ mong ngày tươi sáng

Empire7772025-01-11 17:56:06【World Cup】2人已围观

简介Bốn làn sóng, nhiều cung bậcMở đầu kỳ họp, Quốc hội (QH) dành một phút mặc niệm đồng bào tử vong và tỷ lệ cá cược bóng đá ma cao

Bốn làn sóng,ắnglòngchờmongngàytươisátỷ lệ cá cược bóng đá ma cao nhiều cung bậc

Mở đầu kỳ họp, Quốc hội (QH) dành một phút mặc niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch hy sinh do mắc Covid-19. Khép lại kỳ họp, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) báo cáo với QH: “Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có chủ trương giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có liên quan tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh do đại dịch Covid-19”.

Tinh thần “qua gian nan, thử thách, truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi, khí phách anh hùng, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, đất nước ta lại càng phát huy cao độ hơn bao giờ hết” mà Chủ tịch QH đã nhấn mạnh tại phiên khai mạc kỳ họp, đã bao trùm nghị trường.

Cuộc sống đã trở lại với trạng thái bình thường mới.
Cuộc sống đã trở lại với trạng thái bình thường mới.

“Trong lúc khó khăn nhất của dịch bệnh, chúng ta luôn có niềm tin chiến thắng, niềm tin ấy được thắp sáng bởi tinh thần đoàn kết. Niềm tin ấy là động lực, là quyết tâm, là trách nhiệm của mỗi chúng ta để thực hiện thành công chủ trương vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân” - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xúc động nói tại phiên trả lời chất vấn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận, qua đại dịch cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập có tính hệ thống của nhiều ngành, nhiều cấp; nhưng trong “nguy” có “cơ”, tạo ra áp lực và động lực để các cấp, các ngành, các địa phương, người dân, doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới tư duy và hành động để thích ứng với tình hình mới.

Nhiều đại biểu như đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cùng nhận thấy: “Gần hai năm trôi qua kể từ khi Covid-19 xuất hiện và trở thành đại dịch toàn cầu, Việt Nam chúng ta đã bước qua bốn làn sóng “corona”, với nhiều cung bậc cảm xúc. Cùng những câu chuyện lay động lòng người khắp cả nước, từ tinh thần vì nhân dân, vì nhiệm vụ quên mình của lực lượng y tế, công an, quân sự, tuyến đầu chống dịch đến tinh thần nhường cơm, sẻ áo đậm nghĩa đồng bào, đến những phút lắng lòng trước những mất mát hy sinh… và sau đó là vỡ òa vui sướng, khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư dần được kiểm soát và giải tỏa các biện pháp ngăn chặn”.

Cần thấy cuộc đời sôi động

Kỳ họp thứ 2 kết thúc với quyết tâm tiến lên phía trước. Từ nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước, nơi có hơn 430.000 người nhiễm, chiếm 47% của cả nước và hơn 16.600 người đã mất vì Covid-19, chiếm 75% của cả nước, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) vẫn đầy lạc quan: “Nhìn về tương lai, chúng tôi thấy rằng Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển cao và tăng tốc”.

Phép thử của virus

Kỳ họp thứ 2, lần đầu tiên “thầy thuốc”, “thầy giáo” cùng đăng đàn đã để lại cảm xúc khó tả trong lòng dư luận, tựa như “giận thì giận, thương càng thương”. Trả lời về việc hàng loạt cán bộ ngành Y vướng vòng lao lý, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết “hết sức đau lòng”. Nhưng theo ông Long, đó đều chỉ liên quan đến cá nhân và chỉ là vài trường hợp, không ảnh hưởng lớn đến ngành. Phản ứng lại Bộ trưởng Y tế, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu rõ cơ quan quản lý phải có trách nhiệm ngăn chặn, cảnh báo vì những giáo sư, bác sĩ chỉ biết đọc bệnh án sao biết được đúng hay sai quy trình mà tránh?

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cũng là Giám đốc Bệnh viên Đại học Y cảm thán: “Một vị lãnh đạo ngành Y tế bị khiển trách, cảnh cáo, thậm chí vướng vào vòng lao lý, lỗi cá nhân chắc chắn phải trả giá, nhưng lỗi quy trình, lỗi hệ thống cho dù đã được chỉ ra sao thay đổi sau lại khó vô cùng”. Nhưng Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định: “Không phải lỗi do cơ chế, mà do cố tình vi phạm, lợi dụng tình hình khó khăn, lách luật để vi phạm”.

Còn khi chia sẻ về những bức xúc quanh chuyện dạy và học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận: “Chúng ta test virus để tìm bệnh, nhưng virus cũng test ra cả hệ thống chúng ta”. Theo ông Sơn, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập nhưng ngành Giáo dục lại bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước.

Dẫu vậy, vẫn còn đó nhiều chữ “nếu”, với nhiều nỗi niềm khắc khoải. Đại biểu Bế Trung Anh (Trà Vinh) cho rằng, phải không ngừng nỗ lực thì mới có thể vững tin được sau nhọc nhằn sẽ là ngày mai tươi sáng. “Các đại biểu chúng tôi đều đánh giá rất cao sự nỗ lực chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong giai đoạn khó khăn đó. Song chúng ta cũng phải thấy rằng, có những khó khăn không hẳn do Covid-19. Thực tế cho thấy, nếu mọi quyết sách lớn từ QH được thực thi nghiêm túc thì chắc chắn tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 sẽ ít nhiều giảm bớt” - đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhận định.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu lên thực tế: “Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan vẫn chưa có đánh giá một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến công tác hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19; chưa xác định đầy đủ lộ trình, kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Dược, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Vậy câu hỏi đặt ra là đến khi nào việc này được bắt đầu? Cử tri rất muốn biết câu trả lời”.

Sử dụng điệp khúc “cần thấy”, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, chúng ta đã bình tĩnh để chống dịch Covid-19 thì nay, cần bình tĩnh để thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19; cần thấy doanh nghiệp phải được sản xuất; cần thấy trẻ em phải được đến trường; cần thấy hàng hóa phải được thông thương, du lịch phải được hoạt động, sân bay phải được mở cửa, các hoạt động phải được sôi động trở lại.

Có một chữ “đồng”

Phiên chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính và 4 bộ trưởng đã để lại dấu ấn rất mạnh mẽ, như dân ta có câu: “Dân ta có một chữ đồng; đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng”. Bởi ngay từ khi mở màn cho 2,5 ngày chất vấn, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khi lưu ý các đại biểu QH đặt câu hỏi, đã chia sẻ rằng: “bản thân tôi cũng đã nhiều lần đứng ở vị trí trả lời chất vấn, nên tôi hiểu cảm giác thế nào”.

Không chỉ các phiên chất vấn mà xuyên suốt mọi hoạt động của QH trong thời gian qua là tinh thần của chữ “đồng”. Theo thông lệ các kỳ họp cuối năm QH làm việc trong khoảng một tháng, nhưng kỳ họp lần này chỉ tiến hành trong 17 ngày, nhằm tạo điều kiện để Chính phủ tập trung thực hiện nhiệm vụ kép. QH nhận về mình phần áp lực rất lớn khi giảm thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng nội dung tốt nhất cho kỳ họp.

Tạo mọi điều kiện để Chính phủ vững tâm trong chống dịch, tại Kỳ họp thứ nhất, QH đã ban hành Nghị quyết số 30 và trong 3 tháng qua, Chủ tịch QH triệu tập nhiều phiên họp bất thường của UBTVQH để xem xét các đề xuất của Chính phủ và ký ban hành 6 nghị quyết với hàng loạt quyết sách đặc biệt chưa từng có tiền lệ, với số tiền lên đến gần 100.000 tỷ đồng, nhiều nghị quyết đã được ký ban hành ngay trong đêm để kịp cho Chính phủ thực hiện.

Có thể kể đến như ngày 24/9/2021, UBTVQH ban hành Nghị quyết số 03, lần đầu tiên quyết định một gói hỗ trợ bằng tiền cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, với số tiền lên đến 30.000 tỷ đồng. Một chính sách chưa từng có tiền lệ và rất nhân văn. Mới đây nhất, ngày 19/10/2021, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết 406 về chính sách miễn thuế, giảm thuế, được ví như chiếc bình oxy kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp, người dân đang đuối sức vì dịch bệnh. Trong bối cảnh ngân sách đang phải “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay, thì chính sách này thực sự là một sự chia sẻ rất lớn của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp.

很赞哦!(3)