【bxh giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Giám sát đào tạo nghề cho lao động nông thôn

时间:2025-01-25 18:35:18 来源:Empire777

Báo Cà Mau​​​​​​​(CMO) Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Trần Văn Thời đã chia làm 3 tổ đi khảo sát thực tế nhằm nắm bắt cụ thể hiệu quả sau đào tạo của các lớp dạy nghề theo Đề án 1956; tâm tư, nguyện vọng của học viên được đào tạo nghề ở các xã: Lợi An, Trần Hợi, Khánh Bình Đông.

Tại xã Lợi An, tổ công tác đến ấp Tân Phong khảo sát các học viên đã tham gia lớp kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến và đến ấp Ông Tự khảo sát lớp kỹ thuật trồng hoa kiểng. Lớp kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến khoá I/2017 có 35 học viên, khai giảng từ ngày 20/3. Trong đó, chọn vuông tôm của 1 học viên làm mô hình thí điểm. Lớp học diễn ra trong 3 tháng, gồm lý thuyết và thực hành. Trong khoá học, các học viên được cấp miễn phí dụng cụ đo độ mặn, pH; 2 chai thuốc; 6 kg mật đường; tài liệu, sách vở trong quá trình học tập.

Riêng đối với các học viên thuộc đối tượng I: hộ nghèo, cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sĩ… được hỗ trợ 30.000 đồng/người/ngày tham gia học tập. Sau khoá học, các học viên phải tham gia thi cuối khoá (hình thức trắc nghiệm) và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá học.

Ông Nguyễn Văn Tước, học viên lớp kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, cảm nhận: “Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tôi thấy lớp học rất ý nghĩa với chúng tôi, trước đây, chúng tôi chỉ nuôi tôm theo kinh nghiệm bản thân, qua lớp học này, chúng tôi kết hợp giữa kinh nghiệm và áp dụng khoa học - kỹ thuật nên phấn khởi, tôm nuôi rất khả quan”.

Tổ công tác đến khảo sát 3 gia đình học viên đã hoàn thành lớp kỹ thuật trồng hoa kiểng năm 2016. Ông Lê Văn Triều, học viên lớp kỹ thuật trồng hoa kiểng, phấn khởi: “Tôi đam mê cây kiểng từ lâu rồi, khi nghe thông báo xã có kết hợp mở lớp là tôi đăng ký ngay. Các học viên tham gia khoá học được cấp 1 cây kéo, 1 cây cưa phục vụ cho học tập. Sau khi học xong, tôi được một số anh em ở vườn cây cảnh thuê cắt tỉa cây, tạo thêm thu nhập cho gia đình từ nghề này”.

Tại buổi làm việc trực tiếp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện, đoàn giám sát được nghe báo cáo kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 từ đầu năm 2015 đến hết quý I/2017.

Đoàn giám sát làm việc tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời.

Theo đó, trung tâm đã mở được 90 lớp học, có gần 3.000 học viên tham gia. Nội dung đào tạo: chế biến thuỷ sản; kỹ thuật nuôi cá trê vàng; kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến; kỹ thuật sản xuất rau màu; kỹ thuật chăn nuôi thú y; kỹ thuật nuôi lươn; kỹ thuật trồng hoa kiểng; nữ công gia chánh; chế biến ba tê, chả lụa, chả chiên; may dân dụng; cài đặt và sửa chữa máy tính; đào tạo lái xe hạng B2.

Ông Nguyễn Trường Hận, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Trong chiêu sinh học viên, đơn vị phối hợp với Trung tâm Giáo dục cộng đồng ở các xã thông báo rộng rãi và lập danh sách học viên; trong lớp dạy kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến: thời gian học có thể thay đổi cho phù hợp với mùa vụ; việc cấp hỗ trợ tiền cho học viên thuộc đối tượng I thực hiện theo quy định đến cuối khoá mới cấp cho học viên; chất lượng dụng cụ học tập, phân, thuốc cấp cho học viên do tổ sản xuất dịch vụ của trung tâm có nhiệm vụ đi khảo sát giá, sau đó, báo cáo cho các cấp lãnh đạo duyệt đúng quy định; ngành nghề chọn đào tạo dựa vào nhu cầu đào tạo cụ thể của các xã, thị trấn đề xuất...”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trường Hận phản ánh, kinh phí thực hiện đề án năm 2017 rót về còn quá chậm nên khó mở lớp theo đúng kế hoạch đề ra. Bởi như các lớp dạy về kỹ thuật nông nghiệp thì cần phải mở đúng lịch thời vụ và mua dụng cụ, phân, thuốc cho học viên. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời hiện còn thiếu kinh phí phục vụ cho nhân viên đi kiểm tra quá trình giảng dạy và học tập của các lớp mở ở xa.

Ông Trần Sử Ký, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Trần Văn Thời, đánh giá: “Công tác đào tạo nghề thời gian qua trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Trong thời gian tới, đơn vị cần định hướng đào tạo nghề sát với thực tiễn, gắn đào tạo nghề với liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp trong cánh đồng lớn; đào tạo nghề gắn với chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với những giống cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng, hiệu quả. Đặt biệt, trung tâm cần thay đổi từ chuyển cách đào tạo theo năng lực sẵn có của trung tâm sang đào tạo theo nhu cầu người học và điều kiện thực tế ở địa phương”./.

Kiều Oanh

推荐内容