【trận đấu angers sco】Đưa chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào tiêu chí đánh giá địa phương
Cai nghiện ma túy bằng thuốc methadone
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng,ĐưachỉtiêuphòngchốngHIVAIDSvàotiêuchíđánhgiáđịaphươtrận đấu angers sco chống HIV/AIDS trong tình hình mới, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,05%, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Tuy nhiên, trong công tác lãnh đạo phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh vẫn còn những hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức công tác phòng, chống HIV/AIDS. Vẫn còn sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS. Nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa đáp ứng nhu cầu. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn khó lường.
Tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Thừa Thiên Huế trước năm 2030, trong Chỉ thị số 17-CT/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Đó là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS. Quán triệt, triển khai sâu rộng Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 6/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030. Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương, đơn vị; coi đây là một tiêu chí để đánh giá hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, đảng viên trong xây dựng tổ dân phố, thôn, bản, gia đình văn hóa.
Nâng cao chất lượng công tác thông tin, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền và toàn dân về phòng, chống HIV/AIDS, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên và nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Tăng cường hoạt động tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp. Tăng cường công tác đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS.
Tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ưu tiên triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS.
Trong 10 năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS một cách đồng bộ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ngày càng mang tính chuyên môn hóa cao, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,05%, (so với toàn quốc là 0,3%), đạt các chỉ tiêu của Chính phủ và Bộ Y tế giao, góp phần quan trọng vào cải thiện sức khỏe và phát triển kinh tế của tỉnh.
Tính đến đầu năm 2021, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống đang quản lý trên địa bàn tỉnh là 441 người, trong đó 424 người Thừa Thiên Huế, 2 ngoại tỉnh và 15 phạm nhân ở trại giam Bình Điền. Tỷ lệ nhiễm trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao dịch chuyển dần, từ nhóm nghiện chích ma túy sang nhóm quan hệ tình dục nhiều người, đặc biệt là nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam tăng nhanh rõ rệt. Đối tượng nhiễm tập trung ở độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi chiếm trên 80%.
Nỗ lực trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh HIV/AIDS, Thừa Thiên Huế đã tăng cường các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh đều được điều trị bằng thuốc kháng virus. Công tác tư vấn xét nghiệm được củng cố và phát triển, thu hút nhiều đối tượng tham gia, qua đó phát hiện nhiều người nhiễm để quản lý, điều trị.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/848b298467.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。