游客发表

【nhận định cruz azul】Giải mã thủ thuật trong đàm phán hạt nhân Iran

发帖时间:2025-01-25 23:43:51

Iran có thể nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân trong tuần tới
Việt Nam chung tay cùng quốc tế phấn đấu xóa bỏ vũ khí hạt nhân
Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán hướng đến chấm dứt trừng phạt
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi

Một quan chức cấp cao của EU cho biết: “Họ vẫn chưa sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán ở Vienna". Thay vào đó, Iran cam kết sẽ gặp các quan chức EU tại Brussels trong những tuần tới để thảo luận chi tiết về các văn bản được đưa ra tại vòng đàm phán gần nhất, diễn ra hồi tháng 6 vừa qua tại Vienna. Nghị sĩ Ahmad Alirezabeigui, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian cho biết "các cuộc đàm phán với Nhóm 4+1 sẽ được nối lại vào ngày 21/10 tới ở Brussels". Nghị sĩ này muốn nói tới 4 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Anh, Trung Quốc, Pháp và Nga - cùng với Đức. Iran và 5 quốc gia này đã tổ chức các cuộc đàm phán tại Vienna hồi tháng 4, với sự tham dự của EU và Mỹ tham gia dưới hình thức gián tiếp, tuy nhiên, phía EU đã bác bỏ chưa xác nhận thông tin này.

Các cuộc đàm phán hạt nhân đã bị đình trệ kể từ khi giáo sĩ theo đường lối cứng rắn Ebrahim Raisi được bầu làm Tổng thống Iran hồi tháng 6 vừa qua. Iran nhiều lần tuyên bố sẵn sàng "sớm" nối lại các cuộc đàm phán nhưng không cam kết một ngày cụ thể, khiến giới quan sát ngày càng bi quan về điều này. Trong một nỗ lực để khởi động quá trình này, Enrique Mora - đặc phái viên của EU điều phối các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, đã đến Tehran vào ngày 14/10 để gặp Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani lần đầu tiên kể từ khi chính quyền mới nhậm chức.

Iran đã tăng tốc đáng kể chương trình hạt nhân của mình trong những tháng gần đây, làm giàu urani lên mức cao hơn và tích lũy đủ lượng urani được làm giàu ở cấp độ có thể chế tạo vũ khí. Theo các chuyên gia, nếu muốn, Tehran có thể chế tạo một quả bom hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng. Những diễn biến đó kết hợp với việc Iran dừng các cuộc đàm phán đang làm dấy lên lo ngại giữa các bên ký kết JCPOA, cũng như Mỹ - nước đã rút khỏi thỏa thuận này dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Thỏa thuận ban đầu đã giảm bớt các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran để đổi lấy các cam kết của Tehran về việc hạn chế hoạt động hạt nhân.

Sau cuộc gặp hôm 13/10 với Ngoại trưởng Israel Yair Lapid tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định: “Chúng ta đang tiến gần đến thời điểm mà việc quay trở lại tuân thủ JCPOA sẽ không còn thu được những lợi ích mà JCPOA từng mang lại, và đó là vì Iran đã sử dụng thời gian này để thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình theo nhiều cách khác nhau”.

Ngoài nỗ lực thúc đẩy ngoại giao của ông Mora ở Tehran, Ngoại trưởng Blinken đã tổ chức một loạt cuộc họp ở Washington gần đây, với Iran là chủ đề thảo luận chính. Ngoài Ngoại trưởng Lapid của Israel, ông Blinken đã gặp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Joseph Borrell, các ngoại trưởng của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).

Nhấn mạnh mức độ quan ngại sâu sắc, Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ không loại trừ biện pháp quân sự nếu Iran không thay đổi hướng đi. Ông nói: “Chúng tôi sẽ xem xét mọi phương án để đối phó với thách thức do Iran đặt ra".

Các chuyên gia dường như có những ý kiến trái chiều về việc liệu Iran có đang tăng cường chương trình hạt nhân của mình để có lợi thế mặc cả trước khi quay trở lại đàm phán ở Vienna hay không, hay nước này đã không còn quan tâm việc trở lại tuân thủ JCPOA và sẵn sàng chịu đựng các lệnh trừng phạt tiếp tục của Mỹ. Ông Ali Vaez, cố vấn cấp cao và là Giám đốc dự án Iran của Nhóm Khủng hoảng quốc tế, nhận định rằng Iran cuối cùng sẽ quay lại đàm phán “vì họ không muốn bị Nga và Trung Quốc coi là bên có lỗi vì thiếu linh hoạt". Tuy nhiên, ông nói thêm: "Nhưng nếu các cuộc đàm phán ở Vienna có những giới hạn đỏ mới và táo bạo hơn, chắc chắn tình hình sẽ vẫn bế tắc". Ông giải thích: "Mỗi bên nên chọn 2 hoặc 3 mức độ ưu tiên mà họ cho là cần phải đảm bảo và đổi lại phải thể hiện sự linh hoạt đối với các yêu cầu hàng đầu của bên kia. Họ sẽ không thể có được mọi thứ họ muốn, nhưng họ có thể có đủ những gì họ cần".

Kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, đã có 6 vòng đàm phán với Iran tại Vienna nhằm đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa JCPOA. Trong các cuộc đàm phán, các bên còn lại của thỏa thuận - gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga - đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Iran. Thỏa thuận hạt nhân nhằm ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí nguyên tử. Iran khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ phục vụ các mục đích hòa bình.

    热门排行

    友情链接