【tỷ số euro】Kho bạc Nhà nước định hướng cải cách kiểm soát thu, chi ngân sách
Theo đó, về thu NSNN, trước mắt, KBNN tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN cấp huyện tại các hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã tham gia thanh toán song phương điện tử với kho bạc. Đồng thời, KBNN tiếp tục triển khai thí điểm và từng bước triển khai mở rộng tài khoản chuyên thu tới các hệ thống NHTM cổ phần khác đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính để tổ chức phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, từ đó, tạo thêm thuận lợi cho người nộp thuế và giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt qua kho bạc.
KBNN cũng đa dạng hóa các phương thức thu nộp NSNN phù hợp với sự phát triển công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng để giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí cho người nộp NSNN; đồng thời, tổ chức phối hợp với các trung tâm hành chính công, các cơ quan quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đặc biệt là cơ quan công an) để trao đổi/cung cấp thông tin về số thu phí, lệ phí, thu phạm vi phạm hành chính theo mã giao dịch (mã ID) của từng khoản thu. Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan xử lý hồ sơ, giấy tờ cho người dân theo thời gian thực nộp NSNN, giúp các cơ quan, đơn vị đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu, trao đổi dữ liệu giữa cơ quan, đơn vị.
Về lâu dài, để việc kết nối trao đổi, đối chiếu thông tin, dữ liệu thu NSNN được thuận lợi và phù hợp với thông lệ chung cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới (như nộp NSNN qua mobile banking…), KBNN sẽ nghiên cứu cải cách mô hình trao đổi thông tin thu NSNN hiện nay theo hướng: Các cơ quan thu (thuế, hải quan, cơ quan ra quyết định xử phạt) xây dựng cơ sở dữ liệu về khoản thu (trong đó xác định rõ mã ID của từng khoản); các NHTM thực hiện thu theo mã ID và chuyển tiền về KBNN; KBNN căn cứ mã ID để hạch toán thu và phản hồi thông tin về số đã thu cho các cơ quan liên quan để đáp ứng các yêu cầu quản lý và xử lý hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị đó.
Đối với công tác kiểm soát chi NSNN, trước mắt KBNN tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và tổ chức phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đến hết 2020, 100% các đơn vị sử dụng NSNN tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 với kho bạc.
KBNN hiện đại hóa phương thức thanh toán đối với một số khoản chi NSNN như: Mở rộng phương thức chi tiêu NSNN qua thẻ tín dụng phù hợp với sự phát triển hạ tầng thanh toán của hệ thống ngân hàng; triển khai các chương trình thanh toán tự động theo lô đối với những khoản chi NSNN có tính ổn định cao (lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội)…
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với những nội dung chi hoặc địa bàn có thể sử dụng phương thức này, đồng thời từng bước giảm dẫn hạn mức được phép chi tiền mặt tại trụ sở KBNN, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.
Mở rộng phương thức thanh toán trước, kiểm soát sau (kể cả cho chi thường xuyên và chi đầu tư), đặc biệt là đối với các khoản chi có hợp đồng giữa đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Về lâu dài, KBNN sẽ nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi phù hợp với việc triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số.
Đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số, gắn với việc tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành KBNN và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN; nghiên cứu hoàn thiện và triển khai cơ chế kiểm soát chi NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ chế kiểm soát các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài.
Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý mua sắm công có kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số để gắn kết tất cả các khâu từ phân bổ ngân sách, ký kết hợp đồng điện tử, quản lý cam kết chi, thực hiện thanh toán và quyết toán, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN.
Vân Hà
下一篇:Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
相关文章:
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam
- Đối thủ AI PC sừng sỏ khiến Microsoft phải dè chừng
- Sinh viên Kỹ thuật Mật mã giành giải Nhất cuộc thi “HackTheon Sejong”
- PM to visit Laos, co
- Thành phố Sơn La phát triển kinh tế số mang lại nhiều tiện ích cho người dùng
- HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023
- Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- Những điểm khác biệt giữa Apple AI và đối thủ
相关推荐:
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Yếu tố quan trọng cho phiên livestream bán hàng
- Vật liệu xây không nung: Vì sao yếu đầu ra?
- Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
- Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- Hà Nội xây dựng 28 mô hình điểm về chuyển đổi số
- Muốn phát triển đường dài, nhân lực ngành game cần được đào tạo bài bản
- Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển mới, tổng dung lượng gấp hơn 10 lần
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Đàm phán mới về TPP vẫn không đạt được tiến triển đáng kể
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Nhận định, soi kèo Al
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng