您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định verona】Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển mới, tổng dung lượng gấp hơn 10 lần 正文

【nhận định verona】Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển mới, tổng dung lượng gấp hơn 10 lần

时间:2025-01-10 20:56:49 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu khu vực về hệ thống cáp quang quốc tếNgày 14/6, Bộ TT&TT đã ra quy nhận định verona

Đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu khu vực về hệ thống cáp quang quốc tế

Ngày 14/6,ệtNamsẽcóthêmtuyếncápquangbiểnmớitổngdunglượnggấphơnlầnhận định verona Bộ TT&TT đã ra quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Chiến lược xác định rõ quan điểm: Hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam là thành phần quan trọng của hạ tầng số, phải được ưu tiên đầu tư hiện đại, đi trước một bước, bảo đảm kết nối của Việt Nam ra quốc tế có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, an toàn, bền vững, đủ không gian để một số đô thị trở thành trung tâm dữ liệu khu vực - Digital Hub.

Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng khả năng tự chủ trong việc thiết lập, triển khai, sửa chữa các tuyến cáp quang quốc tế, đảm bảo an toàn cho mạng lưới Internet Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kết nối quốc tế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, quốc phòng - an ninh.

Các doanh nghiệp Nhà nước tiên phong triển khai cáp quang quốc tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng để nhanh chóng phát triển đột phá hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam.

cap quang bien.jpg
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), hạ tầng cáp quang quốc tế là thành phần quan trọng của hạ tầng số, hạ tầng của nền kinh tế số. Ảnh minh họa: Internet

Chiến lược cũng xác định tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực về cả số lượng, dung lượng và chất lượng, trở thành lợi thế thu hút đầu tư, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn, tới siêu lớn.

Đồng thời, kết nối đa dạng, an toàn, bền vững, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng của hạ tầng số, hạ tầng truyền dẫn dữ liệu của khu vực và quốc tế, tạo ưu thế và động lực đưa một số đô thị trở thành Digital Hub, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số. 

Với quan điểm và tầm nhìn trên, chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, triển khai và đưa vào hoạt động tối thiểu thêm 10 tuyến cáp quang biển mới với công nghệ hiện đại, nâng tổng số tuyến cáp quang biển của Việt Nam lên tối thiểu 15 tuyến với dung lượng tối thiểu 350 Tbps. Trong đó, có tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ kết nối trực tiếp tới các Digital Hub trong khu vực.

Cũng đến năm 2030, hệ thống cáp quang trên biển của Việt Nam được triển khai phân bổ hài hòa theo tất cả các hướng khả thi về mặt kỹ thuật: Kết nối ra biển Đông lên phía Bắc; kết nối ra biển Đông xuống phía Nam; kết nối ra vùng biển phía Nam.

Song song đó, Việt Nam còn triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 2 tuyến cáp quang đất liền quốc tế, đảm bảo tổng dung lượng cáp quang quốc tế trên đất liền đạt tối thiểu 15% dung lượng sử dụng thực tế của hệ thống cáp quang trên biển.

Đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, trong chiến lược mới phê duyệt, bên cạnh 2 nhiệm vụ triển khai các tuyến cáp quang quốc tế theo lộ trình và đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế, Bộ TT&TT vạch rõ 4 nhóm giải pháp gồm: Tổ chức, bộ máy; Hợp tác trong nước; Hợp tác quốc tế; Nghiên cứu, phát triển.

Cụ thể, theo lộ trình, đến năm 2027, Việt Nam sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng đạt tối thiểu 134 Tbps; Tiếp tục duy trì tối thiểu Singapore, HongKong (Trung Quốc), Nhật Bản là Digital Hub kết nối chính; Định kỳ rà soát, đánh giá các Digital Hub xây dựng phương án duy trì, chuyển dịch, bổ sung các điểm kết nối phù hợp theo từng thời kỳ.

Trong 4 tuyến cáp biển mới sẽ được triển khai trong giai đoạn đến năm 2027, sẽ có tối thiểu 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ. Bên cạnh đó, sẽ có tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế được triển khai và đưa vào sử dụng.

Với giai đoạn từ năm 2028 đến 2030, có thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, bao gồm 1 tuyến do Việt Nam làm chủ, được triển khai và đưa vào sử dụng, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển của Việt Nam đạt tối thiểu 350 Tbps.

Giai đoạn này, Việt Nam cũng sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế. Đồng thời, duy trì kết nối tối đa 90% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 4 Digital Hub lớn lân cận trong khu vực châu Á; Duy trì kết nối dự phòng tối thiểu 10% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 2 Digital Hub lớn tại các khu vực châu Mỹ, châu Âu.

W-chuyen doi so quoc gia 1 1.jpg
Phân tích của Cục Viễn thông chỉ ra rằng, để đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn mạng lưới Internet Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu dự phòng, tổng dung lượng sẽ cần tối thiểu 350 Tbps. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Về đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế, chiến lược nêu rõ,  với các tuyến cáp quang hướng ra vùng biển phía Nam, triển khai hài hòa các phương án kết nối trực tiếp tới các Digital Hub và kết nối với các tuyến cáp quang biển theo mô hình liên doanh. Ưu tiên tham gia các liên doanh có nhiều thành phần, đa quốc gia, kết nối đa hướng tới nhiều Digital Hub.

Bên cạnh đó, sẽ định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án ưu tiên hướng kết nối đảm bảo cân bằng hài hòa các hướng kết nối; Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới, với thời gian hoàn thành dưới 2 năm, dự phòng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu...

Bộ TT&TT giao Cục Viễn thông là đầu mối tổng hợp thực hiện chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ, tổ chức sơ kết việc thực hiện chiến lược vào năm 2027 và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn tiếp theo.

Các doanh nghiệp viễn thông được yêu cầu căn cứ vào nội dung của chiến lược để chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp mình. Cục Viễn thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ TT&TT tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai nhanh, hiệu quả chiến lược. 

Theo Cục Viễn thông, bên cạnh 2 tuyến cáp đất liền kết nối tới Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore có tổng dung lượng 5 Tbps, Việt Nam hiện có 5 tuyến cáp quang biển quốc tế với tổng dung lượng đang sử dụng hơn 20 Tbps, tổng dung lượng khả dụng 34 Tbps. Theo thống kê, trung bình mỗi năm xảy ra 15 sự cố cáp quang biển, với thời gian sửa chữa trước năm 2022 là khoảng từ 1 - 2 tháng/sự cố, và giai đoạn sau năm 2022 là từ 1 - 3 tháng mỗi sự cố. Vì thế, đã có thời điểm Việt Nam gặp sự cố trên cả 5 tuyến cáp quang biển đang sử dụng, gây mất khoảng 60% dung lượng kết nối Internet quốc tế trong gần 2 tháng. 
Từ sự cố cáp quang biển, Việt Nam có cơ hội trở thành hub kết nối khu vựcQua xử lý tình huống nhiều tuyến cáp biển gặp sự cố, Bộ TT&TT nhận thấy cơ hội mới để phát triển các tuyến cáp biển, đưa Việt Nam thành hub kết nối trong khu vực, giảm phụ thuộc vào 2 hub chính hiện nay là Singapore, HongKong (Trung Quốc).