Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu ngưng lại,ăngcườngkiểmsoátbuônbánvậnchuyểnlợnnhậplậtỷ lệ phạt góc cộng với đó, giá heo hơi tại khu vực liên tục tăng cao và đang ở mức 6,5-7 triệu đồng/tạ, trong khi nguồn cung trên thị trường hạn chế. Điều này đã làm cho tình hình mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn nhập lậu qua biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng diễn biến phức tạp, đặc biệt là từ Campuchia vào Việt Nam tăng mạnh, với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh hơn. Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) đã có công văn chỉ đạo Cục Quản lý Thị trường các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu. Theo đó, Tổng cục Quản lý Thị trường yêu cầu Cục Quản lý Thị trường tại khu vực biên giới các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang chủ động xây dựng phương án phối hợp với Bộ đội biên phòng, Hải Quan, Công an kiểm tra, kiểm soát buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu. Trên thị trường nội địa, lực lượng Quản lýThị trường tăng cường phối hợp với cảnh sát giao thông kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợnvà sản phẩm từ lợnnhập lậu trên khâu lưu thông. Đồng thời, Quản lý Thị trường phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, kiểm soát các chợ đầu mối, các trung tâm giết, mổ gia cầm để kịp thời phát hiện, xử lýnghiêm minh các hành vi kinh doanh lợnvà sản phẩm từ lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Cuối cùng, Quản lý Thị trường tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các tác hại, nguy cơ lây lan dịch tả lợnChâu Phi của việc sử dụng, kinh doanh lợn và sản phẩm từ lợnnhập lậu, không rõ nguồn gốc. |