【kết quả hạng 3 nhật bản】Chính sách tài chính vì mục tiêu phát triển đất nước

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:05:26 评论数:

Tác dụng kép nhờ giảm thuế

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh,ínhsáchtàichínhvìmụctiêupháttriểnđấtnướkết quả hạng 3 nhật bản liên tiếp hơn 2 năm qua, các chính sách tài chính đã tập trung vào các mục tiêu lớn, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nếu như những năm trước, gói hỗ trợ thuế, phí, lệ phí lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2022, dự kiến việc tiếp tục thực hiện các giải pháp gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên đến quy mô khoảng 233 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 98 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng).

Ngoài ra, trước tình hình biến động của giá xăng dầu thế giới tăng cao tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người dân, ảnh hưởng tới sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa; giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng… Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) của việc giảm thuế BVMT theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là khoảng 32 nghìn tỷ đồng.

Chính sách giảm, giãn thuế đã hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Chính sách giảm, giãn thuế đã hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển.

Đặc biệt, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 10% và giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu nêu trên đã có “tác dụng kép”, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện sức ép lạm phát, chi phí tăng cao.

Thực tế cho thấy, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao; qua đó góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế thời gian qua.

“Luôn trong tâm thế chủ động vượt qua mọi khó khăn”

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, với những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế trong những tháng đầu năm với kết quả đạt 6,42%. Bộ Tài chính đã chủ động tính toán, dự báo, xây dựng các kịch bản, phối hợp với các bộ quản lý ngành báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành, bình ổn giá để kiểm soát lạm phát mục tiêu cũng như các biện pháp quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,54% trong 7 tháng.

Về các định hướng nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các mục tiêu tài chính – NSNN trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, toàn ngành Tài chính quyết tâm bám sát thực tế kinh tế - xã hội, luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Đảm bảo cân đối thu chi, dành nguồn cho an sinh xã hội

Theo người đứng đầu ngành Tài chính, thời gian tới, chính sách tài khóa sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, kết hợp với quản lý tốt các khoản thu, đặc biệt là thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, chống chuyển giá, trốn thuế, thu từ bất động sản; đẩy mạnh áp dụng và phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử để quản lý tốt nguồn thu ngân sách.

Đồng thời, toàn ngành tiếp tục thực hiện chính sách chi tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, hạn chế chi chuyển nguồn; chủ động rà soát, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên; rà soát, cân đối nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân ổn định sau đại dịch Covid-19; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thời gian tới xác định còn nhiều khó khăn, như nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động, ảnh hưởng mạnh từ những biến động bên ngoài; áp lực kiểm soát lạm phát gia tăng; hoạt động sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực còn hạn chế. Do đó, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Bộ Tài chính sẽ tập trung chủ động theo dõi sát tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt là diễn biến giá cả, lạm phát, để tham mưu kịp thời cho Chính phủ ứng phó linh hoạt với các biến động vĩ mô cũng như các biến động trong lĩnh vực tài chính - NSNN, nhằm bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, toàn ngành Tài chính chủ động cân đối và kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN; quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công, cơ cấu nợ công theo hướng bền vững; sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá; điều hành linh hoạt giá cả trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường; phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022, đảm bảo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI trong phạm vi 4%.

Đồng thời, ngành Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả, thị trường, quản lý phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm theo hướng minh bạch, bền vững...; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, chi phí vốn… góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước mắt tập trung vào chương trình phục hồi và phát triển

Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức từ những tác động bất lợi chung của kinh tế thế giới, áp lực lạm phát tăng cao... ảnh hưởng tới quá trình hồi phục và phát triển của nền kinh tế. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp.

Trước mắt tập trung vào các giải pháp, như tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được các cấp có thẩm quyền ban hành cho năm 2022 để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai vào thực tế các giải pháp giảm tiền thuê đất năm 2022 đối với doanh nghiệp, tổ chức; tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước...

Về lâu dài, quán triệt các chủ trương, định hướng đã được đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN. Đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác: hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn. Cùng với đó, ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực quản lý của mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân; từ đó nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.