当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ty le keo ngay mai】Ngành Hải quan triển khai các cam kết CPTPP

【ty le keo ngay mai】Ngành Hải quan triển khai các cam kết CPTPP

2025-01-25 11:53:50 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Hải quan đồng nai

Cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Ảnh: Hải Anh

Khẩn trương xây dựng nhiều nghị định thông tư hướng dẫn CPTPP

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký Quyết định số 1489/QĐ-TCHQ ngày 23/5/2019 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết CPTPP,ànhHảiquantriểnkhaicáccamkếty le keo ngay mai trong lĩnh vực hải quan.

Theo kế hoạch này, trên cơ sở nhiệm vụ được Bộ Tài chính giao, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung cam kết có liên quan đến lĩnh vực hải quan; tập huấn cho các cán bộ tại các đơn vị nghiệp vụ, cán bộ thực thi tại cửa khẩu về các cam kết cụ thể để đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung cam kết liên quan đến hải quan trong CPTPP.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp nội dung thông tin giới thiệu về cam kết và việc thực thi các cam kết có liên quan đến hải quan trong CPTPP cho Bộ Công thương để đưa lên Cổng thông tin điện tử.

Trong công tác xây dựng pháp luật, Tổng cục Hải quan có kế hoạch xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện các cam kết trong CPTPP (Chương 3 và 4 của hiệp định) về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan.

Tổng cục Hải quan cũng phối hợp với Bộ Công thương để xây dựng nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính xây dựng nghị định ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt theo CPTPP.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Luật sửa đổi một số luật để thực hiện CPTPP đối với Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan đã giao các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai các nội dung quy định về quy tắc xuất xứ thuộc Chương 3 và Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may thuộc Chương 4 của hiệp định; triển khai các nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong hiệp định gồm nghĩa vụ liên quan đến các yêu cầu đặc biệt liên quan tới các biện pháp tại biên giới (Điều 18, Điều 76, Chương 18).

Đồng thời, triển khai các nghĩa vụ về hợp tác, giám sát và xác minh đối với hàng dệt may nhằm ngăn chặn và xác minh vi phạm hải quan đối với hàng dệt may.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Công thương để xây dựng các đề án như: tăng cường sử dụng hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới…

CPTPP và trách nhiệm của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, CPTPP là hiệp định thay thế hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi hiệp định này vào ngày 21/1/2017. Các nước thành viên còn lại của TPP thống nhất tiếp tục TPP dưới cái tên mới CPTPP trong bản Tuyên bố chung ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng, bên thềm Hội nghị APEC 2017.

Hiệp định CPTPP gồm 7 chương và 1 phụ lục quy định về mối quan hệ với TPP đã được 12 nước ký ngày 6/2/2016.

Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao, để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại, trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

Hiệp định đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Với vai trò, trọng trách là thành viên tích cực, ngày 12/11/2018 Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn CPTPP và các văn kiện có liên quan.

Cụ thể, hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, với cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế, trong đó 66% mặt hàng thuế sẽ về 0%; 86,5% mặt hàng thuế sẽ về 0% sau 3 năm.

Ngày 24/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để triển khai hiệp định.

Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao một số công việc như: xây dựng 2 nghị định gồm: quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan (bao gồm cả dệt may); Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của CPTPP và phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện một số công việc thực thi hiệp định.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính mới đây đã ký Quyết định số 440/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch thực hiện CPTPP của Bộ Tài chính; trong đó, giao Tổng cục Hải quan thực hiện một số nhiệm vụ đã nêu ở trên.

Ngọc Linh

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读