您的当前位置:首页 > La liga > 【lịch c2 châu âu】Nhập khẩu ô tô tăng mạnh, chính sách nội địa hóa mất lợi thế 正文

【lịch c2 châu âu】Nhập khẩu ô tô tăng mạnh, chính sách nội địa hóa mất lợi thế

时间:2025-01-10 20:04:19 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Thị trường ô tô: Giá giảm bao nhiêu thì sẽ thúc đẩy doanh số?Nhiều quan điểm trong việc giảm một số lịch c2 châu âu

nhap khau o to tang manh chinh sach noi dia hoa mat loi theThị trường ô tô: Giá giảm bao nhiêu thì sẽ thúc đẩy doanh số?
nhap khau o to tang manh chinh sach noi dia hoa mat loi theNhiều quan điểm trong việc giảm một số loại thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch Covid-19
nhap khau o to tang manh chinh sach noi dia hoa mat loi the
Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay.

Bộ Công Thương vừa gửi tới Quốc hội Báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong đó đề cập khá nhiều thông tin về vấn đề thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu trong Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; sản phẩm cơ khí trọng điểm; cơ chế khuyến khích sản xuất để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước, hướng tới thị trường khu vực.

Nhiều dự án sản xuất, lắp ráp tô quy mô lớn với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực như: Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô du lịch thương hiệu Mazda; ô tô tải, ô tô bus của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco); các dự án mở rộng sản xuất ô tô du lịch và ô tô thương mại thương hiệu Hyundai của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công...

Gần đây nhất, Thaco đã xuất khẩu lô xe đầu tiên (xe bus mang thương hiệu riêng của Thaco và xe du lịch thương hiệu Kia Motors) sang các quốc gia Đông Nam Á (Philippines, Thái Lan).

Ngoài ra, Bộ Công Thương đánh giá, tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu trong trung và ngắn hạn thay đổi theo hướng tăng về số lượng xe sản xuất, lắp ráp.

Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu).

Chất lượng xe nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn, đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

Dù vậy, Bộ Công Thương cũng chỉ ra còn không ít tồn tại, hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.

Cụ thể như đến nay, ngành này chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các Tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; giá bán xe ô tô trong nước vẫn so với các nước trong khu vực.

Đáng chú ý, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Đối với các sản phẩm đã được nội địa hóa còn mang hàm lượng công nghệ thấp như: Săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…

Nhận định rằng chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước thời gian qua mặc dù đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh hiện nay không còn duy trì được lợi thế. Lý do là bởi lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên được Bộ Công Thương chỉ ra là bởi, Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, các ngành công nghiệp của Việt Nam đi sau các nước trong khu vực từ 2 – 3 thế hệ.

Việt Nam chưa có hệ sinh thái công nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho ngành ô tô phát triển. Dung lượng thị trường đối với ngành ô tô còn nhỏ, chưa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tư sản xuất.

Ngoài ra, trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực ngành ô tô còn thấp. Công tác nghiên cứu, phát triển chưa được các doanh nghiệp chủ động quan tâm; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, dẫn đến chưa tự chủ được các vật liệu cơ bản cũng như các linh phụ kiện đầu vào cho ngành công nghiệp ô tô…

Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của Hiệp hội. Sản lượng ô tô sản xuất tháng 4/2020 ước đạt 6,9 nghìn chiếc, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng ô tô sản xuất đạt khoảng 61,4 nghìn chiếc, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước.