【kèo 7m】Không khoan nhượng với các hành vi vi phạm SHTT
作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:08:04 评论数:
Thủ đoạn khó lường
Theôngkhoannhượngvớicáchànhviviphạkèo 7mo đánh giá của Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4), Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình hoạt động XNK hàng hoá xâm phạm quyền SHTT và hàng giả có nhiều diễn biến phức tạp cả về hình thức và tính chất, mức độ vi phạm và phương thức thủ đoạn. Để khống chế tình hình này, đơn vị đã phối hợp với Hải quan địa phương tiến hành kiểm soát hàng hoá XNK liên quan đến SHTT và hàng giả tại các địa bàn trọng điểm. Đó là: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, các khu vực thuộc Hà Tĩnh (cửa khẩu Cầu Treo), Quảng Trị (cửa khẩu Lao Bảo) và Đà Nẵng, các tỉnh thuộc tuyến biên giới Tây Nam, Tây Ninh, TP. HCM, An Giang và Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong đó, nhóm mặt hàng mà lực lượng tập trung kiểm soát là các loại hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, người tiêu dùng như thực phẩm ăn uống, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng các loại bao gồm: Quần áo, túi xách, điện thoại di động và phụ kiện, máy ảnh kĩ thuật số và phụ kiện máy ảnh, đồ gia dụng như chảo chống dính, đèn sưởi nhà tắm, máy cưa cầm tay, phụ gia dầu nhờn, các loại hàng hóa không không có nguồn gốc xuất xứ, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, kém chất lượng, ghi sai quy định về nhãn mác.
Qua nghiên cứu, thu thập thông tin của lực lượng Hải quan cho thấy, đối tượng vi phạm thường là các DN NK các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hành vi vi phạm chủ yếu khai sai xuất xứ, số lượng, chủng loại, NK hàng hóa không khai báo. Một số DN quá cảnh hàng bách hóa từ Trung Quốc, DN hoạt động kinh doanh theo các loại hình tạm nhập- tái xuất, kinh doanh các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Thủ đoạn mà các nhóm đối tượng sử dụng là lợi dụng việc hàng hóa được phân luồng Xanh không phải kiểm tra thực tế hàng hóa để gian lận; không khai báo trên tờ khai hải quan nhãn hiệu của hàng hoá NK, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại; trộn lẫn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm với nhau, khai báo trị giá thấp để trốn thuế. Đây là những dấu hiệu để phát hiện hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Quyết liệt xử lý
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, Đội 4 đã tiếp nhận và xử lý 23 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát; 31 đơn yêu cầu gia hạn thời gian yêu cầu, kiểm tra giám sát; trong đó có các nhãn hiệu nổi tiếng như: DUREX; SHISEDO; GUCCI; FERRAGAMO; CISCO; CLINIQUE; M.A.C; BOBBI BROWN; Harley -Davidson; STIHL, OMEGA, CARTIER... Bổ sung thông tin vào hồ sơ của DN liên quan đến các nhãn hiệu "Erlotinib"; LACOSTE, COLUMBIA, ASICS… Đồng thời, đơn vị cũng phối hợp với các Chi cục thuộc các Cục Hải quan Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Nội, TP. HCM đấu tranh, bắt giữ và xử lý đối với 15 vụ việc xâm phạm quyền SHTT và giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa NK không có giấy phép, hàng hóa kém chất lượng, có chứa chất độc hại, buôn lậu... Phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan TP. HCM và Cục Hải quan Quảng Ninh xác định hàng thật, hàng giả 3 vụ việc vi phạm về SHTT có hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.
Kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2014, Đội 4 đã trực tiếp phát hiện, phối hợp với Cục Hải quan địa phương bắt giữ và xử lý 15 vụ việc vi phạm. Trị giá hàng hoá vi phạm gần 4,36 tỷ đồng, thu ngân sách 1,2 tỷ đồng. Điển hình, Đội 4 đã chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra lô hàng thuộc vận đơn 988-00706440, hàng hóa bao gồm 45 thân máy ảnh các loại, 14 ống kính các loại, 22 bao bì hộp, 75 dây cắm sác. Toàn bộ hàng hóa đều mang nhãn hiệu Canon, nghi ngờ là hàng hóa đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng hóa cấm NK.
Đặc biệt, khi lực lượng Hải quan siết chặt quản lý đối với hàng bách hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc (theo công văn số 57/TCHQ- ĐTCBL ngày 6-3-2014), các đối tượng lại chuyển hướng sang phương thức quá cảnh để thẩm lậu vào Việt Nam và lấy Việt Nam là địa điểm trung chuyển hàng hóa xâm phạm quyền SHTT để vận chuyển sang nước thứ 3. Đáng chú ý, có đối tượng đã đặt sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu và giả mạo tên thương nhân, địa chỉ và mã vạch của hàng hóa từ Trung Quốc để NK về Việt Nam. Đơn cử như sai phạm của Công ty 360 ở Hải Phòng NK đèn sưởi nhà tắm giả mạo nhãn hiệu Braun, giả mạo xuất xứ, tên và địa chỉ của thương nhân và mã vạch từ Đức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số đối tượng đã NK hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nhưng không khai báo hải quan.