【psg có bao nhiêu cúp c1】Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế

[La liga] 时间:2025-01-11 00:51:05 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:24次
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Đó là một nội dung trong 8 nhóm định hướng lớn xây dựng,ạolậpmôitrườngđầutưkinhdoanhcôngbằngchomọithànhphầnkinhtếpsg có bao nhiêu cúp c1 hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, được Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, sáng 3/11.

Ông Tùng cho biết, Đề án xác định mục tiêu công tác lập pháp của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021 - 2025, gắn với 12 định hướng phát triển đất nước, 06 nhiệm vụ trọng tâm và 03 đột phá chiến lược được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tập trung thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối được xác định tại các văn kiện Đại hội XIII để hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệplàm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Xác định 8 nhóm định hướng lớn

Đề án xác định 8 nhóm định hướng lớn xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, bám sát các nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước được đề ra trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Một là hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; tạo lập môi trường đầu tưkinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế;

 Hai, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tận dụng tối đa các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng khung chính sách pháp luật về phát triển hạ tầng số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; hoàn thiện thể chế, pháp luật phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, điện ảnh, di sản văn hóa;

 Ba, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, trọng tâm là pháp luật về bảo hiểm xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách chất lượng, an toàn, thuận lợi của tất cả người dân; phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh có quy mô tác động lớn; nâng cao chất lượng dân số;

 Bốn, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó, trọng tâm là pháp luật về đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển đất nước.

Năm, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước;

 Sáu, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; nội luật hóa đầy đủ, kịp thời cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

Bảy, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân; đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong mọi cơ chế, chính sách, pháp luật. Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tăng cường giám sát, phản biện xã hội. Hoàn thiện pháp luật để cụ thể hóa đầy đủ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.

Tám, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trọng tâm là tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội, hoàn thiện quy trình lập pháp, cơ chế giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tạo lập khung pháp lý cho sự vận hành của Chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tài sản tham nhũng.

Vẫn còn tình trạng "cài cắm" lợi ích

Theo Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng pháp luật thời gian qua vẫn còn những hạn chế. Pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật; một số văn bản còn thiếu tính ổn định; quy định trong một số luật còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể để áp dụng được ngay; ngược lại, một số văn bản điều chỉnh các vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm đầy đủ trong thực tiễn nhưng lại quy định quá cụ thể dẫn đến nhanh bị lạc hậu hoặc tính khả thi thấp.

Chất lượng công tác lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa cao, dẫn đến tình trạng lùi, rút dự ánhoặc bổ sung dự án mới còn khá phổ biến, ông Tùng nhấn mạnh. 

Những hạn chế nêu trên, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật,  do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của một số cơ quan, tổ chức, người đứng đầu chưa đầy đủ.

Kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành luật; vẫn còn để xảy ra tình trạng “cài cắm” lợi ích cục bộ của Bộ, ngành, chưa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; việc đầu tư nhân lực, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác xây dựng pháp luật chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, việc lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa không còn tiếp tục  do thiếu linh hoạt, tính khả thi thấp nhưng không có cơ chế thay thế hiệu quả, dẫn đến công tác lập pháp thiếu định hướng, kế hoạch với tầm nhìn cả nhiệm kỳ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm phải thường xuyên điều chỉnh; tính dự báo, “gối đầu” cho chương trình năm tiếp theo thấp, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng báo cáo. 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接