Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi một sản phẩm hoặc mặt hàng trong suốt chuỗi cung ứng của nó,ấtnguồngốctừđầuđếncuốichuỗicungứngsữavàsảnphẩmsữatheotiêuchuẩnhà cái uy tín win từ nguồn cung đến người tiêu dùng cuối cùng. Truy xuất nguồn gốc giúp tăng tính an toàn sản phẩm và niềm tin của người dùng bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp xác định nguồn gốc của nhiễm bẩn hoặc khiếm khuyết trong các sản phẩm, thực hiện các biện pháp can thiệp có mục đích và thu hồi sản phẩm hiệu quả, đồng thời tăng tính minh bạch về nguồn gốc và cách xử lý sản phẩm.
Cũng giống như nhiều sản phẩm hàng hóa khác, việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa theo tiêu chuẩn sẽ giúp các sản phẩm sữa trước khi lưu thông ra thị trường đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13805:2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hướng dẫn, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải đáp ứng các nguyên tắc chung nêu trong TCVN 12850. Cơ sở phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất). Phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất, nhằm đảm bảo rằng các bên truy xuất xuôi cùng một đối tượng. Mỗi đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm có thể truy xuất cho từng chuyến hàng.
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng yêu cầu phải thực hiện có hiệu quả các quy trình truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất nguồn gốc bên ngoài. Mỗi đối tác truy xuất nguồn gốc phải có khả năng định danh nguồn trực tiếp và bên tiếp nhận trực tiếp (khách hàng) của vật phẩm có thể truy xuất (nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”). Điều này đòi hỏi các đối tác thương mại thu thập, lưu giữ và chia sẻ các thông tin tối thiểu để truy xuất nguồn gốc.