您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【soi kèo hoffenheim】Nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ về cơ chế EU CBAM

Ngoại Hạng Anh53人已围观

简介Xuất khẩu sang EU không thể bỏ qua Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) Ngành thép trước mối lo cơ chế đi ...

Xuất khẩu sang EU không thể bỏ qua Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) Ngành thép trước mối lo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM
Tân Cảng Cái Mép (TCIT) là cảng thứ hai tại Việt Nam nhận danh hiệu Cảng Xanh. 	Ảnh: Q.K
Cơ chế CBAM sẽ tác động tới nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Ảnh: Q.K

Đó là vấn đề được TS. Hà Huy Tuấn, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Trưởng Khoa Kinh tế Trường Đại học Chu Văn An nêu ra tại hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp – EU CBAM và lộ trình trung hòa carbon của Việt Nam” tổ chức mới đây.

Hội thảo là hoạt động mở đầu cho chuỗi sự kiện "Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp hướng tới net-zero vì mục tiêu phát triển bền vững" được Công ty CP Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (InterLOG) phối hợp cùng Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện được lộ trình chuyển đổi xanh ngành công nghiệp.

Nâng cao sức cạnh tranh bằng các chiến lược xanh

Trên thực tế, môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhức nhối mang tính báo động chung toàn cầu, đòi hỏi cấp bách việc thay đổi và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Năm 2022, lượng phát thải toàn cầu vào khoảng 58 tỷ tấn CO2, lượng CO2 thải ra càng lớn, trái đất dự kiến sẽ nóng lên 3,2 độ C trong thế kỷ này, tác động xấu đến mọi lĩnh vực trong đời sống.

Theo nghiên cứu, ngành sản xuất công nghiệp phải chịu trách nhiệm một phần lớn lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và đang chịu áp lực nặng nề trong việc giảm tác động tiêu cực đến môi trường khi thải ra tới 6,3 tỷ tấn CO2, chiếm 12,7% lượng khí thải toàn cầu.

Dựa trên thực trạng này, các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực cắt giảm lượng khí thải carbon và xây dựng mô hình phát triển bền vững đã cung cấp cho ban lãnh đạo của các doanh nghiệp những phân tích chi tiết và dự báo chuyên sâu về CBAM: cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu. Từ đó các chuyên gia đưa ra những cơ hội, thách thức cùng với những khuyến nghị cho các doanh nghiệp sản xuất để chuẩn bị và tận dụng cơ hội của CBAM.

Đặc biệt, các diễn giả cũng đưa ra những văn bản, chính sách pháp lý liên quan của Việt Nam trong lộ trình hướng đến Net-Zero để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, tránh được các rủi ro về thuế phí và giúp chuẩn bị kế hoạch chuyển đổi phù hợp với từng doanh nghiệp.

Đánh giá tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về EU CBAM, TS. Hà Huy Tuấn cho biết, EU CBAM sắp được thực hiện vào đầu tháng 10 tới đây, tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chưa nắm rõ và hiểu hết được cơ chế EU CBAM do khái niệm này vẫn còn khá mới ở thị trường Việt Nam.

Theo TS. Tuấn, nếu không hiểu rõ nội dung của EU CBAM có thể dẫn tới những rủi ro như vượt quá lượng phát thải carbon cho phép dẫn đến bị trả phí cao hơn. Do đó, nâng cao nhận thức về CBAM cũng như nắm rõ được cơ hội và thách thức của cơ chế này là việc cần được thực hiện và thúc đẩy.

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ông Trương Vĩnh Khang, Trưởng phòng Phát triển bền vững, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI), Chuyên gia về tiêu chuẩn phát triển bền vững cho rằng các doanh nghiệp phải nâng cao giá trị cạnh tranh trong chuỗi cung ứng bằng các chiến lược xanh, tác động tích cực đến môi trường, giảm lượng phát thải carbon. Từ đó, doanh nghiệp xác định những phương án hành động thiết thực để thiết lập lộ trình trung hòa carbon cho doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Cần lộ trình cụ thể để hạn chế rủi ro

Để chuẩn bị cho việc thực hiện EU CBAM, theo TS. Hà Huy Tuấn, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và giải pháp tổng thể các vấn đề có liên quan, gồm các mục tiêu trước mắt và lâu dài, ngành và liên ngành, liên vấn đề...; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và ngành hàng có liên quan. Cùng với đó, cần có chính sách thuế và chi phí tương thích với yêu cầu của CBAM; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; phối hợp ban hành chính sách thực thi các vấn đề liên quan khác và truyền thông, cập nhật diễn biến tình hình cho các cơ quan và doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, ông Tuấn khuyến nghị cần xây dựng phương án sản xuất và kinh doanh xuất khẩu (sang EU). Đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mặt hàng có liên quan; chủ động theo dõi và cập nhật tình hình biến động giá, phạm vi các mặt hàng có liên quan và tiềm tàng...

Các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia vào quá trình thu thập thông tin trong thời kỳ quá độ của CBAM; làm quen với các phương pháp tính khí xả thải; kịp thời báo cáo với các cơ quan có liên quan về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và xây dựng hệ thống số liệu tương thích với CBAM.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Trung, Giám đốc và đồng sáng lập Công ty CP LEANWARES, thành viên Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA), kiến nghị các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu và cập nhật liên tục các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến lộ trình trung hòa carbon đến năm 2030. Nhờ đó, ban lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng được lộ trình riêng về trung hòa carbon cho doanh nghiệp mình đúng đắn và chính xác hơn, hạn chế các rủi ro đến mức tối thiểu.

Bà Phạm Thị Tình, Giám đốc thương mại chi nhánh Hà Nội InterLOG, kiêm Trưởng ban Giải pháp của VISA nhìn nhận, các dự luật áp thuế carbon sẽ liên tục được đưa ra ở các nước phát triển và số lượng ngành hàng cũng sẽ được mở rộng. Vì vậy, Công ty InterLOG sẽ đồng hành cùng Liên minh VISA nâng cao nhận thức về chuyển đổi xanh đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay để cùng nhau hướng đến mục tiêu vì một Việt Nam hùng cường năm 2045.

Tags:

相关文章