游客发表

【kq 888.net】Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

发帖时间:2025-01-27 00:24:51

Báo Cà Mau(CMO) Trong xu thế toàn cầu hoá, công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển CNTT là chiến lược được ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, để ứng dụng CNTT có hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực, điều kiện tiên quyết là cần phải có nguồn nhân lực có trình độ, có khả năng tiếp nhận và sử dụng thành công những tiến bộ của khoa học công nghệ.

Công tác ứng dụng CNTT đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong các tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, đời sống của Nhân dân và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT), nhìn nhận: "Những năm gần đây, nhiều ứng dụng CNTT chuyên ngành được triển khai ở tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh; quá trình tin học hoá được đẩy mạnh trong hoạt động quản lý nghiệp vụ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, mà còn giúp người dân, tổ chức và doanh nghiệp làm việc với cơ quan Nhà nước được nhanh chóng và tiện lợi, từ đó tiến tới xây dựng chính quyền số, thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra theo nghị quyết, đề án chuyển đổi số (CÐS) tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Tuy nhiên, quá trình CÐS quốc gia, khối lượng công việc và yêu cầu nghiệp vụ đối với lĩnh vực CNTT ngày càng cao. Trong khi đó, một trong những vấn đề lớn đặt ra là nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở lại đang bị thiếu hụt nhiều so với nhu cầu thực tế và hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Qua kết quả điều tra, thống kê của Sở TT&TT, cả tỉnh Cà Mau chỉ có 135 cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT có chuyên ngành CNTT và chuyên ngành phù hợp. Trong đó, có 9 thạc sĩ, 116 đại học và cao đẳng, 9 trung cấp.

Toàn tỉnh có 232 CB,CC,VC chuyên ngành khác được giao đảm nhận công việc kiêm nhiệm về CNTT.

Nguồn nhân lực CNTT hỗ trợ CÐS tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu, chưa có vị trí việc làm để bố trí, tuyển dụng nguồn nhân lực này. Ðây cũng là khó khăn chung của nhiều cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ CÐS.

Theo ông Trần Quốc Chính, tại cơ quan Nhà nước chuyên trách CNTT của tỉnh là Sở TT&TT, chỉ có 3 công chức chuyên trách CNTT và 1 lãnh đạo phụ trách CNTT. Nguồn nhân lực CNTT chuyên trách vận hành cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được đặt tại trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng còn hạn chế về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xu hướng CÐS diễn ra trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Việc đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực thực hiện giám sát mạng còn chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh chỉ có 4/19 cơ quan có công chức chuyên trách CNTT, chiếm tỷ lệ rất thấp; đặc biệt, cấp xã không có người chuyên trách CNTT.

Song song đó, cả tỉnh hiện nay chưa có CB,CC,VC chuyên trách an toàn thông tin (ATTT), người chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT vẫn phải kiêm luôn công tác đảm bảo ATTT; đồng thời, kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc khác cùng lúc. Trình độ, kỹ năng về đảm bảo ATTT của người dùng tại các cơ quan, đơn vị chưa đồng đều, dễ tạo ra lỗ hổng để tội phạm mạng lợi dụng, khai thác.

Phần lớn cán bộ CCVC trong tỉnh kiêm nhiệm về công nghệ thông tin (Ảnh chụp tại quầy giải quyết TTHC của Sở TN&MT tại Trung tâm giải quyết TTHC tỉnh)

Thời gian qua, mặc dù đội ngũ CB,CC,VC của tỉnh còn hạn chế về số lượng nhưng các địa phương, cơ quan, đơn vị đã xây dựng được đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực CNTT cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh trên các lĩnh vực trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Mặt khác, đã đào tạo được đội ngũ CB,CC,VC, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước có kiến thức, kỹ năng sơ đẳng về CNTT, CÐS để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về CNTT, CÐS cho các đối tượng tham gia vào quá trình CÐS của tỉnh.

CÐS đã và đang rất cần đội ngũ nhân lực có kiến thức đa ngành, bởi các kỹ sư, cử nhân CNTT không dễ gì nắm bắt được các kiến thức chuyên môn khác đang có nhu cầu CÐS. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nhân lực CNTT của tỉnh như hiện nay thì khó có thể đáp ứng được nhiệm vụ CNTT phục vụ việc CÐS trước mắt và lâu dài.

"Ðể xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt, lâu dài và tăng cường hơn nữa trong khả năng phòng, chống các nguy cơ tấn công mạng và nhằm thu hút, giữ chân được nhân lực CNTT phục vụ quá trình CÐS của tỉnh, Sở TT&TT đã kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CÐS trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Ðồng thời, có cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với CB,CC,VC làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CNTT (bao gồm: CB,CC,VC chuyên trách, kiêm nhiệm CNTT có chuyên ngành CNTT và chuyên ngành phù hợp) trong các cơ quan đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị -  xã hội, cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh", ông Trần Quốc Chính thông tin./.

 

Phúc Duy

 

    热门排行

    友情链接