【bảng xếp hạng vdqg na uy】Việt Nam ký Hiệp định về Biển cả tại Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng LHQ
Tàu cá của ngư dân Việt Nam. (Ảnh minh họa. Hồng Đạt/TTXVN)
Sáng 20/9 giờ New York,ệtNamkýHiệpđịnhvềBiểncảtạiTuầnlễCấpcaoĐạihộiđồbảng xếp hạng vdqg na uy trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và Sử dụng Bền vững Đa dạng Sinh học ở Vùng biển nằm ngoài Quyền Tài phán Quốc gia (còn gọi là Hiệp định về Biển cả).
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định trong Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Việc thông qua và ký Hiệp định là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu Phát triển Bền vững Số 14 về Bảo tồn và Sử dụng Bền vững Biển và Tài nguyên Biển. Đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật Biển năm 1982, tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Luật Biển năm 1982 về Bảo tồn và Sử dụng Bền vững Đa dạng Sinh học tại các Vùng biển ngoài phạm vi Tài phán Quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào.
Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gen quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…
Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi có 60 nước phê chuẩn, phê duyệt./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Bộ Công an phối hợp xây dựng hệ thống quản lý tăng ni, phật tử
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc giữa tuần hửng nắng rồi lại mưa liên tiếp
- ·Xe tải nghi mất lái gây tai nạn liên hoàn ở Đồng Nai, 2 người thương vong
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Cháy tòa nhà dịch vụ ở Hà Nội, nhiều người chạy lên nóc nhà chờ giải cứu
- ·Đồng Nai: Sau mưa lớn, nước cao gần 1m tại nơi vừa hoàn thành dự án chống ngập
- ·Nể gia chủ mời nửa cốc bia, tài xế bị tước bằng lái, nộp phạt tiền triệu
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Nhân viên tạp vụ bệnh viện bị xe tải cán tử vong
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Vụ máy trộn cuốn chết người: Nam công nhân đi làm được 9 ngày thì gặp nạn
- ·Thêm vụ tai nạn lao động ở Bình Phước, nữ công nhân bị chèn vào lò sấy tử vong
- ·Cử tri ủng hộ Đảng và Nhà nước cho một số cán bộ cấp cao vi phạm thôi nhiệm vụ
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·5 tổ công tác đặc biệt của Công an Hà Nội xuống đường xử lý vi phạm giao thông
- ·Va chạm với xe container, 2 bà cháu tử vong thương tâm
- ·Nghiên cứu quy định 'dao có tính sát thương cao'
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Đề xuất chồng được nghỉ thai sản ít nhất 10 ngày để hỗ trợ vợ chăm sóc con