【kết quả club leon】Những người vá đê

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-25 15:39:41 37

Báo Cà Mau(CMO) Đối đầu với thiên nhiên để dành lại từng tấc đất, từng cây rừng, công việc nghe qua như trong truyện thần thoại nhưng đã và đang diễn ra thực tế tại tuyến đê biển Tây. Khó khăn, vất vả là thế, nhưng những con người nơi đây luôn có ý chí kiên định, lòng tin, quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm nặng nề đối với bà con hiện tại bên trong đê và thế hệ sau.

Tận mắt chứng kiến mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, cống hiến của họ. Ngay cả nơi làm việc cũng khiến nhiều người thán phục. Họ không giống với các cán bộ, công chức, lao động khác, thay vì ngồi phòng lạnh làm việc trên máy tính, những trang giấy… thì họ chủ yếu là đội nắng, dầm mưa có khi phải ngâm mình dưới nước biển cả ngày. Có những bữa cơm mặn mòi sóng biển, mình ướt đẫm để tiếp tục công việc còn dở dang.

Cơm trên đê nhiều hơn ở nhà

Lực lượng hộ đê bất chấp thời tiết, chạy đua với thời gian để hoàn thành các công trình hộ đê khẩn cấp. 
Các trang thiết bị được huy động tối đa, hoạt động ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ.

Là 1 trong 28 tỉnh, thành phố có biển và đê của cả nước, nhưng biển và đê của Cà Mau có phần khá đặc biệt. Sự đặc biệt ấy nằm ở chỗ, nhiều nơi sau biển là đê và sau đê là vùng đệm sản xuất theo hệ sinh thái lợ, nhưng Cà Mau ngay trong chân đê là vùng sản xuất ngọt trọng điểm về cây lúa, hoa màu, quan trọng nhất là vùng rừng U Minh Hạ. Từ đó, công việc và trách nhiệm của những người quản lý đê càng trở nên nặng nề hơn.

Ý thức rõ các mối nguy hiểm từ biển có thể gây hại đê biển và đời sống người dân, anh em làm công tác bảo vệ đê luôn gạt bỏ những cái riêng của mình để phục vụ cái chung hết sức cao cả. “Hiện tại, việc tuần tra trên đê thuận lợi hơn rất nhiều do nhiều đoạn đã có lộ bê-tông, có thể di chuyển bằng xe máy. Trước kia anh em chủ yếu đi bộ, có khi lội cả ngày trời trong điều kiện sình lầy và bụi rậm”, anh Đông nhớ lại.

Khi hỏi điều kiện ăn ở hiện tại như thế nào? Anh Đông chỉ tay về phía nhà quản lý cống và chia sẻ: "Đó là nơi tá túc của anh em, trước đây hệ thống cống trên đê do Hạt Đê điều quản lý, đó là chỗ ở danh chính ngôn thuận của anh em. Nhưng từ khi thành lập Ban Quản lý và Khai thác các công trình thuỷ lợi, nhà quản lý trả về cho ban nên anh em kết hợp và ở nhờ. Còn chuyện ăn uống chủ yếu đặt bà con sống gần đê nấu hộ".

Gia đình ông Năm Tuấn (Nguyễn Thanh Tuấn) là nơi anh em nương nhờ khi làm nhiệm vụ. Không chỉ là người lo hậu cần, ông Năm Tuấn cũng là người trực tiếp tham gia hộ đê với vai trò là Tổ trưởng Tổ Quản lý đê Nhân dân. Công việc hàng ngày của ông là kiểm tra và báo cáo tình trạng đoạn đê phụ trách về cho Hạt Quản lý đê điều. Công việc bất kể ngày đêm này, nhất là vào những ngày mưa, áp thấp nhiệt đới, nhưng chỉ được hỗ trợ ít tiền điện thoại. Nhưng đối với người đàn ông đã ngoài 60 tuổi này, tất cả đều không quan trọng, điều ông quan tâm lớn nhất chính là làm sao bảo vệ cho tuyến đê luôn an toàn. Bởi hơn ai hết, ông Năm Tuấn biết bảo vệ được đê tức là bảo vệ được tài sản của chính mình.

Nhà ông Năm Tuấn là nơi ăn, nghỉ của cả đội quản lý đê điều, nhất là những lúc xảy ra sự cố sạt lở đê nghiêm trọng như vụ việc ngày 3/8/2019 vừa qua. “Anh em làm công tác hộ đê vào mùa mưa bão thì ăn cơm ngoài đê nhiều hơn ở nhà, có khi cả tháng không được ăn cơm cùng gia đình”, anh Đông trải lòng.

Hơn 7 năm tham gia công tác quản lý đê khu vực Đá Bạc cũng ngần ấy thời gian anh Trần Khánh Hải phải ăn cơm tại nhà ông Năm Tuấn. Dù nhà ở thị trấn Sông Đốc, cách khu vực trực hộ đê hơn 10 cây số, nhưng anh Hải phải thường xuyên ăn cơm trên đê cùng anh em do điều kiện công việc. Anh Hải chia sẻ: "Công việc hộ đê này thời gian bất định, gần như không có chuyện hết giờ làm, nên có lúc muốn về cũng không về được!".

Bất kể thời gian, bất chấp thời tiết

Dù đã được đầu tư xây dựng kè khá nhiều, cùng với đó là hàng loạt giải pháp từ công trình cho đến phi công trình, thế nhưng, trên tuyến đê biển Tây hiện nay vẫn còn nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng. Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi Nguyễn Thanh Tùng cho biết: Dù được quan tâm đầu tư khá lớn, nhưng rõ ràng các công trình bảo vệ đê thời gian qua của chúng ta luôn trong tư thế bị động. Tức theo kiểu chắp vá và đi sau, chỉ đầu tư được những điểm sạt lở rất nghiêm trọng vì nguồn kinh phí quá hạn chế.

Chính sự chắp vá này khiến công việc của những người làm công tác hộ đê đối diện với khó khăn, vất vả. Quả đúng như những gì anh Hải chia sẻ, công việc hộ đê này bất chấp thời gian, bất chấp thời tiết. Đặc biệt hơn khi thời tiết càng khắc nghiệt, nhất là vào mùa gió Tây Nam như hiện nay, cũng là lúc công việc của họ càng nhiều và họ phải làm cả ngày lẫn đêm.

Là đơn vị đang thi công tuyến kè 3,1 km tại khu vực Đá Bạc, anh Chung Quang Lý, nhân viên Công ty Cổ phần Thương mại Thới Bình, cho biết, quá trình thi công lệ thuộc rất lớn vào thời tiết để đảm bảo đúng tiến độ, có khi phải làm ban đêm, miễn thời tiết thuận lợi là làm.

Vào mùa mưa bão như hiện nay, Hạt Quản lý đê điều luôn phân công tổ túc trực ngày đêm tại các điểm nguy hiểm để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Anh Quảng chia sẻ: “Làm nghề này, nếu ai có sự so sánh thì không thể làm được. Bởi điều kiện làm việc là trong thời tiết mưa dông và sóng biển, tình trạng té ngã, tai nạn trong quá trình làm việc là chuyện thường xuyên".

Tại công trường đoạn hộ đê khẩn cấp khu vực Kinh Mới - Đá Bạc, dù trời đang đổ mưa nhưng công nhân vẫn tất bật di chuyển những khối đá to, có khối nặng hơn 30-40 kg để xếp vào rọ đá áp mái đê. Phía xa ngoài biển những sà lan hàng trăm tấn đang tiếp tục rẽ sóng vận chuyển đá và các vật tư phục vụ công tác hộ đê. Tuỳ theo vị trí sạt lở nhiều hay ít mà có giải pháp hộ đê được áp dụng cho phù hợp. “Dù nắng hay mưa, ngày hay đêm, miễn đảm bảo thi công an toàn là anh em tiến hành làm. Tất cả đều quyết tâm kết thúc công trình trước mùa mưa bão tới”, anh Đông cho biết.

Đứng trên mặt đường bằng bê-tông của tuyến đê biển Tây, một bên là tiếng sóng biển rì rào, một bên là cánh đồng lúa xanh mướt hứa hẹn vụ mùa bội thu làm tôi càng trân trọng những người làm công việc hộ đê này. Đưa chúng tôi ra xe sau những cái bắt tay tạm biệt, anh Quảng, anh Hải và một số anh em khác tiếp tục công việc kiểm tra đê, luôn trong tình thế sẵn sàng đương đầu với sóng, gió để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tuyến đê biển Tây trước mùa mưa bão chính là bảo vệ vùng ngọt hoá, sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân sống bên trong đê. Và xa hơn là bảo vệ từng núm đất, cây rừng dọc dài bờ biển quê hương./.

Nguyễn Phú

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/795e298301.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu

Bằng lái xe của Singapore có được sử dụng tại VN?

Tiền làm chúng ta yêu nhau hơn?

“Cãi nhau” vì… giá điện

Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm

Giám đốc 60 loay hoay với mối tình đầu

Cuộc sống vợ chồng cũng cần có thêm chút muối

'Ăn cơm trước kẻng' lại ngại chuyện ấy

友情链接