“Không còn ý nghĩa…”
Sau giờ phục vụ khách,ỉcóloạixegomrácchungsaođãbắtdântựphânloạiráxem bảng xếp hạng bóng đá hạng nhất anh anh Anh Phạm Duy Vương (SN 1976, quận 6, TP.HCM) quét dọn, thu gom rác trước cửa tiệm. Anh cẩn thận phân loại rác thải thành 2 loại vô cơ, hữu cơ rồi để vào trong 2 túi đựng.
Anh Vương có thói quen phân loại rác từ trước khi được tuyên truyền về việc Nghị định 45/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/8. Tuy vậy, anh vẫn bi quan trước việc thực hiện đúng theo tinh thần Nghị định này.
Anh nói: “Phân loại rác là việc rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Trước đây, cũng như nhiều người khác, tôi vẫn thường phân loại rác dù chưa thực sự chuẩn xác, đúng theo yêu cầu của Nhà nước”.
“Tuy nhiên, khi xe đến thu gom rác, người thu gom lại đổ, trộn chung các loại rác đã phân loại với nhau. Việc này khiến chuyện phân loại rác thải không còn ý nghĩa”, anh nói thêm.
Cùng hoàn cảnh, chị Lê Bích Loan (SN 1976, quận Bình Tân, TP.HCM) thậm chí đã dừng luôn thói quen phân loại rác. Thay vì tách riêng rác vô cơ, hữu cơ như trước đây, bây giờ chị Loan quyết định trộn chung, bỏ vào cùng một thùng rác.
Chị chia sẻ: “Phân loại rác hết sức đơn giản và không hề mất thời gian như nhiều người nghĩ. Chúng ta chỉ cần để ý, thay đổi thói quen vứt các loại rác vào chung 1 thùng là được”.
“Nhưng khổ nỗi, hiện nay, TP chỉ có một loại xe thu gom rác chung. Dù mình có phân loại, khi xe đến thu gom thì họ cũng đổ chung vào một chỗ. Thấy vậy, mấy năm gần đây, tôi bỏ luôn thói quen phân loại rác”, chị nói thêm.
Tuy vậy, chị Loan tỏ ra rất vui mừng trước thông tin nếu không phân loại rác, người dân sẽ bị xử phạt hành chính. Theo chị, Nghị định mới sẽ thúc giục, tạo động lực cho những người như chị tìm lại, tiếp tục thói quen phân loại rác.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Kiều (SN 1993, huyện Bình Chánh, TP.HCM) lại cảm thấy việc phân loại rác phần nào gây "phiền toái" cho mình. Chị Kiều là công nhân và đang ở thuê trong căn nhà có diện tích khá khiêm tốn.
Chị nói: “Chỗ tôi ở, đa số người dân không mua thùng rác mà tận dụng các hộp, thùng xốp… làm vật chứa rác thải. Thậm chí, nhiều nhà còn không có chỗ để đặt cái thùng rác”.
“Nếu bắt buộc phải phân loại rác thì chúng tôi phải mua thùng rác to, có nhiều ngăn thậm chí bày biện thêm 2-3 thùng rác khác nhau để đựng các loại rác tương ứng. Việc này sẽ chiếm nhiều diện tích với với cuộc sống ở trọ vốn đã chật chội như tôi”, chị nói thêm.
Cũng theo chị, nhiều người thậm chí còn chưa phân biệt được thế nào là rác hữu cơ, rác vô cơ. Mọi người đã quen với việc cứ dồn chung những thứ không còn sử dụng vào một túi, thùng đựng rồi để ra ngoài vỉa hè, lề đường, trước nhà đợi xe thu gom rác đến lấy.
“Bắt buộc phân loại rác sẽ khiến chúng tôi phải học cách phân biệt các loại rác, tập thay đổi thói quen cũ để rác vào đúng nơi quy định. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng chút nào. Bởi, hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi, không bỏ rác vào thùng, nơi quy định còn diễn ra rất nhiều”, chị Kiều nói.
Cần có phương tiện thu gom rác chuyên biệt
Ý kiến của chị Kiều được một số người dân đang sinh sống tại chung cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đồng tình. Tại khu dân cư này, nhiều hộ gia đình không trang bị thùng rác để đựng rác vô cơ, hữu cơ.
Thay vào đó, người dân tận dụng thùng nhựa, thùng xốp, bao tải để làm vật dụng đựng rác. Thậm chí, khi thùng rác đầy, người dân gom rác thành đống để chơ vơ giữa trời.
Khi được hỏi, một người dân tại đây cho biết, nếu được yêu cầu phân loại rác sẽ chấp hành. Tuy nhiên, đến giờ, họ vẫn chỉ thấy có một loại xe duy nhất đến thu gom rác chung nên chưa thực hiện việc phân loại.
Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên của một cơ sở thu gom rác tư nhân tại quận Bình Tân cho biết, từ trước đến nay, khi đi thu gom rác, anh không phân loại, phân biệt rác hữu cơ hay vô cơ.
“Tôi cứ xé các túi rác rồi đổ, trút rác từ trong thùng vào chung một xe. Có khi, tôi cũng không xé túi rác, cứ chất lên xe, dùng chân nén chúng xuống để thùng xe chứa được nhiều hơn”, Tuấn nói.
Với cách thu gom rác này, Tuấn nhiều lần bị thương. Đó là những lần anh bị vật nhọn, mảnh vỡ thủy tinh, lưỡi dao gãy… cắt, đâm rách tay, chân.
“Tôi rất mong việc người dân tự động phân loại rác thải trước khi đưa ra vị trí để chúng tôi đến thu gom. Việc này không chỉ giúp chúng tôi an toàn trong lúc làm việc mà còn rút ngắn việc xử lý rác thải”, Tuấn nói thêm.
Tuy nhiên, anh Phạm Duy Vương cho rằng, để người dân tự động, nghiêm túc thực hiện việc phân loại rác ở thời điểm này cơ quan chức năng cần trang bị các phương tiện thu gom rác chuyên biệt. Nếu các phương tiện này được đưa vào sử dụng, thậm chí không cần chế tài, người dân cũng sẽ tự động phân loại rác.
Anh nói: “Hiện nay, chúng ta chưa phân loại xe thu gom rác. Nếu như ở các nước phát triển thường có 2 loại xe thu gom rác cơ bản là xe gom rác vô cơ và xe gom rác hữu cơ thì ở nước ta chỉ có một loại xe lấy rác chung.
Tôi thấy trước khi yêu cầu người dân phân loại rác thải, Nhà nước nên tập trung sản xuất, đưa vào sử dụng các loại xe lấy rác chuyên biệt như xe chuyên thu gom rác vô cơ, xe chuyên lấy rác hữu cơ. Các loại xe này được phân biệt bằng màu sắc hoặc ghi rõ chức năng trên thân để người dân dễ nhận biết.
Sau khi các xe này đi vào hoạt động, hộ gia đình nào không phân loại rác theo quy định, xe sẽ không tiến hành thu gom, xử lý rác của hộ gia đình đó. Bằng cách này, tôi tin không cần chế tài, phạt, người dân cũng sẽ tự có ý thức, trách nhiệm phân loại rác. Bởi nếu không, người đó sẽ phải tự chịu đựng những phiền toái từ đống rác của mình vừa bị xe rác bỏ lại, không thu gom”, anh nói thêm.