【lich dau c1】Thêm nhiều doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Bất ngờ xuất khẩu thủy sản sang Algeria tăng 56% | |
Xuất khẩu thủy sản - đà tăng ngày một cao |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H |
Theo đó, FSVPS đã bổ sung Công ty TNHH Hùng Cá (DL 126) và Xí nghiệp 3 - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (DL 500) vào danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào thị trường Liên minh Kinh tế Á –Âu kể từ ngày 4/5/2022.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các công ty trên chủ động nghiên cứu và thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng.
Cụ thể, thực hiện nghiêm quy định về TR 040/2016 - Quy định kỹ thuật của Liên minh Kinh tế Á-Âu về An toàn thủy sản và các sản phẩm thủy sản; TR CU 021/2011- Quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan về An toàn thực phẩm; TR CU 022/2011 - Quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm; TR CU 005/2011- Quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan về an toàn bao bì; TR CU 029/2012 - Quy định kỹ thuật của Liên minh Hải quan về yêu cầu an toàn đối với phụ gia thực phẩm, hương liệu và chất hỗ trợ chế biến.
Đồng thời, các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc (hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu đã được FSVPS công nhận,…) khi xuất khẩu thủy sản vào Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Năm 2021, Nga là một trong những thị trường tiềm năng và tỏa sáng trong bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị đạt 32,5 triệu USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2022, xuất khẩu sang thị trường này lại đang gặp sự cố và ẩn chứa nhiều bất ổn, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra của Việt Nam đang phải tạm dừng các lô hàng xuất khẩu.
Theo các doanh nghiệp, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine nổ ra, một số đơn hàng đã xuất khẩu phải quay trở lại, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang cả 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng. Chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gẫy. Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
FSVPS bổ sung doanh nghiệp vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu nói chung và Nga nói riêng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường trong thời gian tới.