【soi keo m88】Sẽ ban hành nhiều chính sách về ngân hàng số và thanh toán điện tử tại Việt Nam

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:01:34

VCCI

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Còn trở ngại về pháp lý

Ngày 21/5,ẽbanhànhnhiềuchínhsáchvềngânhàngsốvàthanhtoánđiệntửtạiViệsoi keo m88 Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức toạ đàm trực tuyến Ngân hàng số và thanh toán điện tử: Gợi mở từ khủng hoảng Covid - 19.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, có rất nhiều việc phải làm để tái cấu trúc nền kinh tế sau đại dịch, một trong những việc rất quan trọng đó là phải thực hiện số hóa nền kinh tế và số hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh thương mại điện tử. Số hóa và quốc tế hóa đang trở thành những yêu cầu quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; đảm bảo sự phát triển hiệu quả hơn, bền vững hơn của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.

Ông Lộc nhận định, trong các nền kinh tế ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có lợi thế trong phát triển kinh tế số, với hạ tầng số phát triển khá mạnh so với các nền kinh tế trong khu vực. Đó là lợi thế để Việt Nam có thể chuyển nền kinh tế số sang không gian số, thúc đẩy số hóa trong các doanh nghiệp.

Cũng theo ông Lộc, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.

“Những con số này bước đầu có ý nghĩa, tuy nhiên nếu so với quy mô của nền kinh tế, lượng giao dịch như vậy là nhỏ” - ông Lộc nhận định.

Cũng theo ông Lộc, mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số nhưng vẫn còn trở ngại về mặt pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành, khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, tại Việt Nam có 40% người dân không có tài khoản ngân hàng, do đó, để mời gọi họ sử dụng hệ thống thanh toán quốc gia thì phải kích thích họ dùng ví điện tử. Đối với ví điện tử, không có điều kiện bảo đảm cho người dùng, bởi tiền của họ có thể được sử dụng cho mục đích đầu tư khi hiện nay có hình thức đầu tư qua đêm và hình thức đầu tư trong ngày. Ông Hiếu cho rằng, nếu chúng ta kiểm soát được điều này với chế tài chặt chẽ và công nghệ cao thì sẽ phát triển lành mạnh được loại hình ví điện tử.

Cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng khẳng định, về cơ bản, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán số, vấn đề đặt ra là phát triển những mô hình mới.

Do đó, ông Dũng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ xây dựng, ban hành chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng số, thanh toán số. Trong đó, có nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn về định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC); thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Ông Dũng cũng cho biết thêm, dự kiến trong tháng 6 này, lần đầu tiên Việt Nam sẽ có khái niệm về tiền điện tử, ngân hàng đại lý trong nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (hiện nghị định này đang là dự thảo). Đây là cơ sở để các ngân hàng phát triển ngân hàng số toàn diện.

Về vấn đề cấp phép ví điện tử, ông Dũng cho biết, dù có hay không có Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP, thì vẫn thực hiện bình thường, và hiện nay Việt Nam đang có 34 đơn vị trung gian thanh toán. “Chúng tôi xin cam kết người Việt Nam sẽ được sử dụng dịch vụ hiện đại nhất, và kết quả sẽ được thể hiện ở những con số thay đổi về thanh toán điện tử của năm sau” – ông Dũng nói.

Ông Huỳnh Ngọc Huy – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho rằng, để phát triển bền vững ngân hàng số và thanh toán điện tử, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, đặc biệt là định danh cá nhân (ID cá nhân).

Khi xây dựng ngân hàng số, điều quan trọng là phải có tiền điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bởi nếu không liên kết được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì chúng ta không định danh được. Do đó, Nhà nước cần triển khai ngay việc này bởi đây là gốc của vấn đề, qua đó chúng ta sẽ ứng dụng được rất nhiều thứ.

Ông Lê Đình Ngọc - đại diện Vụ Tài chính Ngân hàng, Bộ Tài chính thông tin, trong thế giới công nghệ, thanh toán số chiếm tỷ trọng lớn nhất. Về pháp lý có nhiều vướng mắc, nhưng nếu không thực hiện thì sẽ bị bỏ lại phía sau so với thế giới và bắt buộc phải triển khai. Với cương vị phối hợp, Bộ Tài chính luôn thống nhất chủ trương ngân hàng số sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn, đẩy nhanh giao thương dịch vụ phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế./.

Bùi Tư

顶: 7461踩: 423