游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:11:51
Tháng 6/2018,ữđiềudưỡngtrẻmắcbệnhungthưdicăsoi kèo trận torino một lần trong ca trực, nữ điều dưỡng Hoàng Thanh Thủy (sinh năm 1981, công tác tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) thấy mệt mỏi, sốt cao kèm khó thở.
Sáng hôm sau, cô xuống chụp X-quang, phát hiện có khối u phổi hơn 3cm. Tiếp tục chụp cắt lớp PET/CT, cô được kết luận mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, khối u đã di căn sang hạch trung thất. Làm trong ngành y, Thủy tất nhiên hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh.
Thủy trốn ra góc hành lang, khóc một trận thật lớn. Tới khi bình tĩnh hơn, cô lau nước mắt và tiếp tục công việc, cố gắng không để ai chú ý.
Mạnh mẽ là con đường duy nhất
13 năm nay, Thủy là trụ cột gia đình. Có lẽ những sóng gió liên tiếp trong cuộc sống khiến mạnh mẽ là con đường duy nhất cô phải đi. Năm 2004, Thủy lấy chồng. Biết anh mắc suy thận nhưng vì thương, cô giấu gia đình để được bên anh. Ba năm sau, khi con gái đầu lòng được 2 tuổi, bệnh của chồng Thủy trở nặng. Anh tiến triển suy thận giai đoạn cuối, đều đặn chạy thận 1 tuần ba buổi.
Sức khỏe của người chồng cứ thế đi xuống, anh không làm được việc nặng, thường xuyên đau ốm. Năm 2014, Thủy quyết định bán nhà để có tiền ghép thận cho chồng khi ấy đang nguy kịch. Gia đình nhỏ phải chuyển tới ở nhờ nhà ông bà.
Nhưng sau ghép, chồng Thủy lại gặp thêm các bệnh về phổi, bệnh tim, nhồi máu não, từng có giai đoạn liệt không thể cử động… Từ đó tới nay, anh gắn phần nhiều thời gian trên giường bệnh.
Chị Hoàng Thanh Thủy. Ảnh: N.Liên |
Chồng bệnh nặng, con còn nhỏ, lại thêm mẹ chồng cũng mắc suy thận nên rất yếu, môt mình Thủy cáng đáng tất cả việc trong nhà. Bởi vậy, khi nhận tin mắc trọng bệnh, cô suy sụp thời gian đầu, nhưng không cho phép mình gục ngã.
“Tôi phải tự động viên để gượng dậy. Nếu không mạnh mẽ, gia đình tôi, con tôi ai sẽ lo?”,Thủy tâm sự.
Vài ngày sau, cô lên bệnh viện để mổ cắt u. Tuy nhiên khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện khối u không thể cắt bỏ, phải đóng lại vết mổ. Thủy được tư vấn dùng phác đồ hóa trị, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
Sau 6 đợt hóa trị, 25 mũi xạ trị, Thủy ổn định hơn. Nhưng nghỉ thuốc khoảng 1 tháng, cô đột ngột thấy hoa mắt chóng mặt, đi không vững. Nhờ người quen dìu đi khám, Thủy nhận kết luận ung thư đã di căn vào não, khối u kích thước 2,7cm. Cô tiếp tục nhập viện để mổ xạ phẫu gamma quay (hình thức mổ không dao, giúp khối u long ra khỏi các mạch máu rồi tự tiêu).
Giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020, ung thư liên tiếp di căn vào gan, tụy, xương, người phụ nữ lại gồng mình “chiến đấu”. Thủy tự đi, tự lo liệu trong hầu hết các lần nhập viện điều trị. Trừ trường hợp sức khỏe quá yếu hoặc các cuộc đại phẫu cần người nhà xác nhận, cô mới cậy nhờ tới chồng hoặc người thân. Bạn bè, người quen của Thủy cũng không nhiều người biết cô mắc trọng bệnh. Thủy rất sợ cảm giác mọi người phải lo lắng vì mình.
Tháng 9/2020, khi các bệnh khác còn chưa ổn định, Thủy lại nhận chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng. Lần này là ung thư nguyên phát, không phải di căn. Bệnh cũng đã ở giai đoạn cuối, cần mổ gấp. Sau cuộc đại phẫu, cô được cho dùng hóa chất trị liệu đa ung thư.
Việc hóa trị, xạ trị liên tục suốt gần 3 năm khiến người phụ nữ yếu dần. Gần đây, cô thường xuyên bị hạ hồng cầu, cơ thể mệt mỏi nhiều. Tuy nhiên, cô gắng sức ăn uống, tập luyện để có thể tiếp tục làm việc, sinh hoạt.
Thủy chăm sóc, động viên một bệnh nhân tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: N.Liên |
“Nếu mẹ mất, hãy coi như mẹ đi trực chưa về”
Vợ chồng Thủy có 1 cô con gái, năm nay học lớp 10. Thời điểm cuối lớp 7, chuẩn bị vào lớp 8, cô bé biết tin về bệnh của mẹ. Lúc đầu, Thủy định giấu con. Nhưng rồi giấu không được, chồng Thủy đành nói thật và khuyên nhủ để con hiểu.
Từ ngày biết chuyện, cô bé học hành sa sút hẳn. Cháu thường xuyên bị cô giáo phê bình, điểm kém, học lực từ tốt hạ xuống bậc trung bình yếu. Cô bé tỏ ra rắn rỏi, không tâm sự với mẹ, không than khóc, nhưng Thủy hiểu con gái đang rất bất ổn về tâm lý.
Một ngày, Thủy gọi con vào nói chuyện. Cô bảo: “Mẹ đã ốm yếu thế này, con cần mạnh mẽ, cố gắng hơn mẹ. Nếu con không đỗ trường công, phải học trường tư, mẹ không có tiền để nuôi con học nữa”.
Rơi nước mắt, Thủy dặn dò thêm:“Bệnh của mẹ không biết trước tương lai. Nếu sau này mẹ không còn nữa, con hãy coi như mẹ đi trực chưa về”.
Nói như vậy, nhưng ngày con gái thi cấp 3, Thủy vẫn bí mật đặt hồ sơ vào trường dân lập để phòng khi con không đỗ. Cô tự nhủ, dù thế nào cũng phải cố gắng cho con học hết lớp 12, để con có tương lai tốt hơn.
Thi xong, con gái Thủy chạy ra phía cổng trường, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở. Thủy sốt ruột, nghĩ có thể do cô bé làm bài không tốt:
- Sao con khóc vậy?
- Mẹ ơi. Con làm được bài, chắc chắn là đỗ rồi. Mẹ không cần lo lắng cho con nữa nhé!
Nhìn con, Thủy cũng không cầm được nước mắt. Con gái không thể hiện nỗi buồn, không than oán bố mẹ, nhưng lại bật khóc khi làm được điều khiến mẹ vui. “Chắc con bé đã phải nỗ lực rất nhiều”, Thủy xúc động tâm sự.
Lạc quan để đi tiếp
Năm 2007, Thủy khi ấy 26 tuổi, quyết định thi vào ngành Điều dưỡng, trường Cao đẳng Y Hà Nội. Bệnh của chồng Thủy lúc này bắt đầu trở nặng, cô muốn theo ngành y để có thể chăm sóc anh.
Gắn bó cả chục năm với nghề đã làm Thủy càng trở nên kiên cường trước khó khăn. Cô bộc bạch: “Tôi đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân khổ hơn tôi, nhưng họ vẫn vượt qua. Có lý do gì tôi không thể cố gắng?”
Thủy luôn xuất hiện với gương mặt tươi tắn khiến nhiều người không thể tin cô đang mắc trọng bệnh. Ảnh: N.Liên |
Gần 3 năm “vật lộn” với sóng gió, Thủy chưa bao giờ có ý định rời bỏ cuộc sống, hay thậm chí là suy nghĩ tiêu cực nhỏ nhất. Sức khỏe ổn định, cô lại tiếp tục đi làm, sáng sớm sẽ tranh thủ qua Bệnh viện Bạch Mai để lấy thêm thuốc uống.
Thủy hiện được các đồng nghiệp Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tạo điều kiện làm công tác hành chính, quản lý bệnh án, tủ thuốc tại Khoa. Khi đông bệnh nhân, cô sẽ phụ trách thêm các công việc chăm sóc người bệnh, phát thuốc…
Truyền hóa chất điều trị ung thư khiến tóc Thủy rụng gần hết, phải cạo đầu. Cô được một người bạn tặng cho bộ tóc giả để sử dụng mỗi khi đi làm hoặc ra ngoài. Nhìn Thủy với bộ tóc mượt, làn da trắng và khuôn mặt luôn tươi tắn, nhiều người không thể tin cô đang mắc căn bệnh được coi là “án tử”.
Thủy chia sẻ, bí quyết là không nghĩ quá nhiều đến bệnh, cố gắng ăn uống và tập luyện thật tốt. Đã từ lâu, cô không còn hỏi bác sĩ về tiên lượng bệnh của mình. Mong ước lớn nhất của Thủy là có thể đồng hành thật lâu cùng chồng con, được nhìn thấy con trưởng thành.
Nguyễn Liên
Các bệnh ung thư đều đã ở giai đoạn nặng khi phát hiện, trong 4 năm, bà Thuận phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, tiểu phẫu, 47 lần truyền hóa chất, 25 lần xạ trị.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接