当前位置:首页 > Cúp C1

【bóng đá kết quả vô địch tây ban nha】Cử nhân bỏ việc về quê làm nông dân: Giàu lên từ... đất

Đó là câu chuyện của chàng trai trẻ Phan Đình Đăng Khoa quyết định về quê làm nông dân.

TheửnhânbỏviệcvềquêlàmnôngdânGiàulêntừđấbóng đá kết quả vô địch tây ban nhao chàng trai trẻ này, giai đoạn hội nhập hiện nay đang mở ra rất nhiều cơ hội cho nông dân làm giàu từ nghề nông.

Làm nông xuất khẩu

Đăng Khoa cho biết: “Tôi có thuận lợi rất lớn là gia đình gốc làm nông, qua quá trình tích lũy đã có sẵn cơ sở sản xuất là trang trại trồng quýt với diện tích khoảng 16 hécta. Gia đình cũng thuê khoảng 20 hécta đất rừng đệm đầu tư trồng cây tiêu xen canh cà phê tại huyện Định Quán, Đồng Nai. Tôi chỉ về kế thừa và ứng dụng những gì đã học vào sản xuất”. Nhận thấy cây cà phê không hợp với thổ nhưỡng cho năng suất kém, Đăng Khoa đã cho bỏ cây trồng này chuyển qua trồng chuối tiêu cung cấp cho thị trường xuất khẩu.

Anh Phan Đình Đăng Khoa giới thiệu vườn chuối sản xuất cho thị trường xuất khẩu.

Theo anh Đăng Khoa: “Phải nhìn vào thị trường để sản xuất, chẳng hạn với cây chuối, Trung Quốc, Philippines... đều trồng rất nhiều, Việt Nam rất khó cạnh tranh với họ, nhưng lợi thế của ta là có thể trồng chuối quanh năm trong khi nhiều nước chỉ trồng được một vụ. Do đó, vào mùa đông khi Trung Quốc không trồng được chuối thì chúng ta xuất khẩu cho thị trường rất lớn này”.

Chàng trai trẻ này đã xây dựng quy trình khép kín cho hoạt động sản xuất của mình: liên kết với cơ sở sản xuất giống nuôi cấy mô tại Lâm Đồng để chủ động được về nguồn giống tốt; liên kết với nông dân, doanh nghiệp xây dựng vùng chuyên canh cây chuối xuất khẩu...

Từ đó, chàng trai trẻ này đã thu hút được những doanh nghiệp từ Trung Quốc, Đài Loan rót vốn đầu tư để xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Họ cử đội ngũ chuyên gia qua làm cùng nông dân để làm ra sản phẩm đúng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu

Theo anh Đăng Khoa, giai đoạn hội nhập hiện nay, làm nông nghiệp phải tính đến liên kết sản xuất với quy mô lớn, chuẩn hóa về chất lượng thì mới cạnh tranh được trên sân chơi quốc tế. Nhờ đi theo hướng này, anh Đăng Khoa đã xây dựng được những cánh đồng lớn cho cây chuối rộng hàng trăm hécta tại tỉnh Đắk Lắk và hiện đang nhân rộng diện tích cây chuối theo mô hình này tại Đồng Nai. Với anh, đây chỉ mới là bước khởi đầu cho mục tiêu xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm chuối tiêu Việt Nam và nhiều loại nông sản khác.

Anh Đăng Khoa so sánh: “1 kg chuối bán trôi nổi ngoài thị trường chỉ được vài ngàn đồng, nhưng nếu có thương hiệu và vào được các kênh siêu thị có giá trị cao hơn cả chục lần. Với thị trường xuất khẩu cũng vậy”.

Theo đó, anh đang bắt tay cùng nông dân để mở rộng thêm các vùng chuyên canh cho cây chuối; chuẩn hóa quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn. Vì với chàng trai trẻ này, chất lượng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.

Theo anh Đăng Khoa, Việt Nam hiện có rất nhiều giống chuối hiếm đang dần bị thoái hóa giống, nên người bạn trẻ này đang cho trồng thử nghiệm một số giống chuối thuần Việt để đa dạng thêm dòng sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu. 

TheoDân Việt

Rùng mình nghề làm giàu trên những xác chết ở Trung Quốc

分享到: