TheừviệnphítăngCàngkhámcànggiảmtiềtrực tiep bong da hom nayo ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho dù gần 1.900 dịch vụ y tế tăng giá 30% (từ ngày 1/3) và 50% (từ ngày 1/7) so với hiện nay nhưng mức giá này mới chỉ áp dụng cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Dù đồng chi trả của BHYT cũng tăng cao, nhưng nhiều người bệnh lo ngại khi số tiền đóng viện phí vẫn tăng gấp đôi.
Khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai. Ảnh: Tuấn Kiệt
Tuy nhiên, theo ông Nam Liên, viện phí tăng nhưng các chi phí thực khi đi viện của người bệnh sẽ giảm nhiều. “Trước đây, khi viện phí chưa tính đúng, tính đủ thì rất nhiều trang thiết bị, vật tư không được tính trong danh mục BHYT chi trả, do đó người bệnh phải mua thêm ở bên ngoài, giá thị trường rất tốn kém, không đảm bảo chất lượng. Còn hiện nay, các gói dịch vụ đã được tính đủ các chi phí, đủ vật tư nên người bệnh không phải mua ngoài nữa” – ông Nam Liên phân tích.
Đặc biệt khi người dân sử dụng dịch vụ y tế theo yêu cầu hoặc dịch vụ kỹ thuật được cung cấp từ máy móc đầu tư từ nguồn xã hội hoá thì sau khi viện phí tăng, mức đóng chênh lệch lại giảm đi rất nhiều. Đơn cử giá khám bệnh theo yêu cầu ở bệnh viện (BV) hạng 1 theo quy định là 50.000 đồng/lượt (giá khám hiện nay là 20.000 đồng), người có thẻ BHYT phải đóng phần chênh lệch là 30.000 đồng. Nhưng từ ngày 1/7, khi giá khám bệnh nâng lên 39.000 đồng/lượt thì người bệnh chỉ phải đóng phần chênh lệch là 11.000 đồng.
Hoặc kỹ thuật chụp CT Scanner 64 dãy được chạy bằng máy xã hội hoá hiện có giá là 2,5 triệu đồng, giá phê duyệt BHYT hiện nay là 1,7 triệu đồng, người có thẻ BHYT phải trả chênh lệch là 800.000 đồng. Nhưng từ 1/7, mức giá nâng lên là 2.266.000 đồng, như vậy, người bệnh chỉ còn phải trả chênh lệch là 234.000 đồng (giảm tới 2/3 so với mức đóng hiện nay).
Ông Nam Liên cho biết, từ 1/3, các BV mới chỉ đưa tiền phụ cấp trực vào tiền ngày giường và phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào các dịch vụ nên viện phí sẽ tăng khoảng 30% so với hiện nay. Nhưng đến ngày 1/7, viện phí sẽ gánh thêm cả tiền lương của cán bộ y tế, do đó, viện phí sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay. Hiện mức phí này mới chỉ áp dụng cho người có thẻ BHYT nhưng đến cuối năm 2016 sẽ mở rộng đến mọi đối tượng. Nếu người dân không tham gia BHYT thì thực sự sẽ khó khăn khi bị ốm.
“Đây là khoảng thời gian “chờ” để các ngành tăng cường tuyên truyền về lợi ích của BHYT. Hiện vẫn còn hơn 23% người dân chưa tham gia BHYT. Nhà nước cũng tiếp tục có các giải pháp để trợ giúp các đối tượng khó khăn như người cận nghèo, nông dân có thu nhập trung bình, học sinh, sinh viên... tham gia BHYT” – ông Liên cho biết.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ cho phép 9 BV tự chủ tài chính đưa cả tiền lương vào viện phí (tăng 50%) ngay từ 1/3. Cụ thể các BV: Mắt T.Ư, Chợ Rẫy, Răng hàm mặt T.Ư (TP.HCM), Răng hàm mặt T.Ư (Hà Nội), Tai mũi họng T.Ư, Phụ sản T.Ư, Việt Đức, Nội tiết T.Ư, Bạch Mai.
Càng khám... càng giảm tiền
Theo hướng dẫn về thực hiện viện phí mới của Bộ Y tế vừa ban hành, 1 người bệnh phải khám thêm nhiều chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 tính bằng 30% mức giá khám bệnh, nhưng mức thanh toán tối đa chi phí khám chữa bệnh trong ngày cũng không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.
Đơn cử người bệnh đi khám bệnh da liễu ở BV hạng 1 có mức phí là 39.000 đồng, sau đó được chỉ định đi khám nội tiết thì lần 2 chỉ tính giá 30% (11.700 đồng). Đi khám lần 3, lần 4 cũng chỉ thu 11.700 đồng, dù số tiền vượt quá 2 lần khám bệnh lần 1 (78.000 đồng) nhưng chỉ được thu 78.000 đồng.
Còn nếu bệnh nhân thực hiện nhiều can thiệp trong cùng 1 lần phẫu thuật thì viện phí sẽ chỉ tính 100% đối với dịch vụ có mức giá cao nhất, còn các kỹ thuật khác sẽ lấy giá 50% nếu kỹ thuật đó vẫn do 1 ê-kip thực hiện, còn nếu phải dùng đến ê- kíp khác thì lấy giá bằng 80% so với mức giá quy định của Bộ Y tế.
“Có rất nhiều bệnh nhân phải thực hiện nhiều kỹ thuật cùng lúc trong 1 ca mổ. Vừa rồi, chúng tôi phẫu thuật cho 1 bệnh nhân biến chứng sau khi đặt stent nong động mạch. Chúng tôi vừa loại bỏ đoạn động mạch bị hỏng, cắt phần phổi bị hỏng, vá thực quản thủng, mở một “cái miệng” khác để bệnh nhân ăn trong khi chờ thực quản lành. Nếu kỹ thuật nào cũng thu viện phí 100% thì chi phí sẽ rất cao. Do đó, quy định chỉ thu 50% phí cho các kỹ thuật 2-3 trong cùng một lần mổ, bệnh nhân được lợi rất nhiều” – bác sĩ Dương Đức Hùng - Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch (Khoa C8) – Viện Tim mạch Quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết.
Vẫn muốn mất tiền để khỏi bệnh
Bà Trần Thị Mến (Bình Lục, Hà Nam) cho biết, thời gian trước, bà bị sụt đĩa đệm, dù BV tỉnh cam kết có thể mổ được nhưng bà vẫn không tín nhiệm nên lên thẳng BV Việt Đức (Hà Nội) để mổ. “Dù mổ ở BV tỉnh được trả tới 80% viện phí, tiết kiệm gần chục triệu đồng nhưng các con vẫn khuyên “đắt xắt ra miếng” – mất tiền mà bệnh khỏi nhanh còn hơn. Giờ viện phí mà tăng 50% thì chắc nông dân ốm nặng sẽ khổ. Vì thế, tôi hy vọng viện phí tăng phải đồng hành với chất lượng tăng, nhất là tuyến dưới để người dân không phải vượt tuyến” – bà Mến chia sẻ.
Lãnh đạo một BV cho biết, ở BV ông bệnh nhân vượt tuyến tới 50%, do đó viện phí tăng khiến ông vừa mừng, vừa lo. BV được Bộ Y tế giao quyền tự chủ tài chính. Tuy nhiên, nếu viện phí chỉ thu một phần thì nhiều khoản sẽ phải cắt giảm, thậm chí bệnh nhân đông còn lo vì càng khám càng lỗ. Nếu viện phí tăng theo giá thị trường. BV sẽ có thể phục vụ khám chữa bệnh tốt hơn. Nhưng lo là vì có đến 50% bệnh nhân vượt tuyến, nếu viện phí tăng mà họ lại không được BHYT chi trả thì gánh nặng sẽ rất lớn. “Bệnh nhân khổ thì BV khó mà vui được” – ông này cho biết.
Theo quy định hiện nay, bệnh nhân ngoại trú vượt tuyến sẽ không được BHYT chi trả. Còn bệnh nhân vượt tuyến nội trú chỉ được BHYT chi trả từ 40-60%.
Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân vượt tuyến ở các BV tuyến T.Ư còn khá cao, từ 30-50%. Điều đó đồng nghĩa chi phí y tế sẽ đè nặng nếu người dân tiếp tục vượt tuyến.
Theo Dân Việt