Sáng nay (12/7),étxửvụchuyếnbaygiảicứuThẩmvấnnhómbịcáotộiđưahốilộdự đoán lazio phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần thẩm vấn nhóm các bị cáo bị truy tố tội Đưa hối lộ. Trả lời thẩm vấn tại tòa, các bị cáo khai rằng, thời điểm xảy ra vụ án, việc tổ chức các chuyến bay gặp khó khăn. Doanh nghiệp điêu đứng, nhiều khi phải đền tiền tỷ, phải bán nhà. Để công việc kinh doanh không bị thua lỗ, không bị gây khó khăn, các doanh nghiệp đã phải đưa tiền hối lộ cho những người có chức năng, nhiệm vụ cấp phép chuyến bay. Tiền thường được đưa trước khi thực hiện chuyến bay. Riêng các cá nhân ở Bộ Ngoại giao, tiền có thể đưa sau. Các bị cáo nhận thức rằng, nếu họ không đưa tiền cám ơn thì những chuyến bay sau sẽ khó có thể được cấp phép. Theo cáo trạng, bà Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife đã có hành vi đưa hối lộ số tiền hơn 8,1 tỷ đồng để được cấp phép 18 chuyến bay. Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Mai Xa khai, sau thời gian chuyển hồ sơ xin cấp phép chuyến bay lên Văn phòng Chính phủ không được giải quyết, bị cáo đi tìm hiểu thì được biết bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh chưa có văn bản đồng ý cấp phép chuyến bay cho Công ty Masterlife . Lúc này, bị cáo được "đánh tiếng", cần đến gặp người bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Sau khi xin được số của ông Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an), bị cáo liên hệ và được hẹn gặp ở một quán cà phê bên cạnh Cục. Tại đây, ông Cường nói rằng: “Sếp không biết công ty em là ai. Ai xin cấp phép chuyến bay cũng phải chi phí cám ơn. Theo anh là 1- 2 triệu đồng/khách, em xem thế nào giải quyết cho nhanh”. Vẫn theo lời khai của bị cáo Mai Xa, quá trình thực hiện cấp phép chuyến bay, bị cáo đưa cho ông Cường 20.000 USD cho 2 chuyến bay đầu tiên. Bị cáo cũng thừa nhận đã đưa tiền hối lộ cho các cá nhân khác. Cụ thể, đã đưa 6 lần, số tiền 20.000 USD và 2,1 tỷ cho ông Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh), Vũ Sỹ Cường cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh); đưa 5 lần, số tiền 5.000 USD và 1,6 tỷ đồng cho ông Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế); đưa 2 lần, số tiền 30.000 USD cho ông Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); đưa 3 lần, số tiền 55.000 USD cho bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)… Trả lời thẩm vấn về nguồn tiền đưa hối lộ, bà Mai Xa cho biết, đã dùng tiền của công ty. “Chuyến bay đầu tiên tôi phải bán cái nhà để bồi thường cho khách hàng”, lời khai bà Mai Xa. Tại tòa, bị cáo Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty An Bình cũng thừa nhận đã đưa tiền cho nhiều cá nhân để được cấp phép chuyến bay. Cáo buộc cho rằng, bà Mơ đã sử dụng Công ty An Bình và 5 công ty liên kết để tổ chức thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước. Bị cáo đã đặt vấn đề và được các cá nhân có thẩm quyền giải quyết cấp phép 66 chuyến bay. Từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, bà Mơ đã đưa hối lộ cho 7 cá nhân có thẩm quyền, tổng số 41 lần, số tiền hơn 34 tỷ đồng. Bà Mơ khai, khi gặp, ông Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) đưa ra 2 phương án. Hoặc doanh nghiệp phải chi 2 triệu đồng/người/chuyến bay; hoặc phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay. Sau đó bị cáo đã chọn phương án 2. Đối với bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), khi gặp ông Kiên nói với bà Mơ rằng, chi cho bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh như thế nào thì cũng phải chi cho Bộ Y tế như vậy. Trả lời câu hỏi của HĐXX: “Khi bị cáo đưa tiền cho bị cáo Tô Anh Dũng và những người khác nhằm mục đích gì?”, bị cáo Mơ đáp: “Bị cáo muốn xin tổ chức chuyến bay. Doanh nghiệp cần có việc làm… Quá trình thực hiện tổ chức chuyến bay, bị cáo thấy có nhiều thủ tục, bị lỗ nên bị cáo đi gặp anh Tô Anh Dũng để được cấp phép chuyến bay”. Vẫn theo lời khai của bị cáo Mơ, không ai bên Bộ Ngoại giao yêu cầu bị cáo phải đưa tiền, nhưng để được chấp thuận tổ chức chuyến bay và được cấp phép đúng thời gian, bị cáo đã chủ động làm việc này. Bởi theo cảm nhận của bị cáo, khả năng sẽ không được cấp phép chuyến bay cho lần sau nếu không đưa tiền cám ơn. Danh sách đen trong 'chuyến bay giải cứu' và chuyện nhận hối lộ hàng trăm tỷQuá trình cấp phép chuyến bay công dân tự trả phí, những cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn đã tạo thành “nhóm lợi ích”. Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, có 21 người bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ. |