Nhiều lợi thế
Bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ năm 2012,ơhộilớnđầutưvàoĐạmCàdự đoán tỉ số hôm nay với công suất 800.000 tấn/năm, Đạm Cà Mau đã cùng với các nhà máy phân đạm khác trong cả nước góp phần thay đổi, chuyển dịch cơ cấu phân đạm trong nước, từ chủ yếu NK phân bón, tiến tới giảm dần NK và từng bước chuyển sang nước XK phân bón, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương chính sách an ninh lương thực của Đảng và Nhà nước.
Nói về lợi thế của Đạm Cà Mau trong thị trường phân bón hiện nay, trước tiên phải kể đến Đạm Cà Mau là nhà sản xuất phân đạm hạt đục duy nhất ở Việt Nam, với nhiều ưu điểm như dễ phối trộn với các loại phân bón khác để bón kết hợp, dễ bảo quản, ít gây bụi… Do đó sản phẩm Đạm Cà Mau được bà con nông dân tin tưởng đón nhận, sử dụng qua đó tạo lợi thế quảng bá thương hiệu của công ty. Thêm vào đó, do ra đời sau nên công ty đã tiếp cận được những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong sản xuất phân bón từ các nhà cũng cấp hàng đầu của Nhật Bản, Đan Mạch và Italia.
Chính những lợi thế đó đã giúp Đạm Cà Mau nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ngay từ khi ra đời. Từ 2 thị trường chính là Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, đến nay Đạm Cà Mau đã có mặt trên toàn quốc. Cụ thể, tại thị trường Tây Nam Bộ, với 4,1 triệu ha trồng lúa, đây được coi là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước với nhu cầu phân đạm hàng năm khoảng 700.000 tấn, chiến 1/3 nhu cầu phân đạm cả nước. Thị phần của Đạm Cà Mau tại thị trường này liên tục tăng, từ 30% năm 2012 tăng lên 45% trong năm 2013 và dự kiến sẽ đạt 55% trong năm 2014. Tương tự, với chủ lực là các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thị trường Đông Nam Bộ cũng có nhu cầu tiêu thụ khoảng 400.000 - 420.000 tấn phân đạm/năm, chiếm 25% nhu cầu phân đạm cả nước. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhưng thị phần của Đạm Cà Mau tại đây cũng không ngừng cải thiện, đạt 10% năm 2012, 19% năm 2013 và dự kiến đạt 25% năm 2014.
Đặc biệt, để chủ động cân đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Đạm Cà Mau đã và đang triển khai mở rộng, phát triển các thị trường khác ở trong nước như miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trong năm 2013, lượng xuất khẩu của công ty đạt 74.000 tấn và dự kiến sẽ đạt 100.000 tấn trong năm 2014. Hiện, sản phẩm Đạm Cà Mau đã có mặt ở nhiều nước như Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc và Philippines. Trong đó, thị trường Campuchia được xác định là thị trường quan trọng của công ty với nhu cầu tiêu thụ khoảng 250.000 - 280.000 tấn phân đạm/năm. Thị phần của Đạm Cà Mau tại đây đã tăng vọt từ 10% trong năm 2012 lên mức 30% năm 2013 và có thể sẽ đạt 35% năm 2014. Với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp và mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015 của Chính phủ Campuchia, dự báo nhu cầu tiêu thụ phân đạm của nước này trong vòng 5 năm tới sẽ tăng mạnh, đạt khoảng 400.000 - 450.000 tấn/năm.
Không chỉ có vậy, ngoài 3 thị trường mục tiêu trên, sản phẩm Đạm Cà Mau còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều nhà máy NPK như Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Phân bón miền Nam, Công ty Phân bón Việt Nhật, Công ty Phân bón Ba Con Cò do sản phẩm hạt đục rất phù hợp với phối trộn sản xuất NPK. Số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng phân đạm hạt đục của các nhà máy NPK đạt 250.000 - 280.000 tấn/năm, trong đó chỉ riêng Đạm Cà Mau đã chiếm tới 70 - 75%. Chính điều này đã đóng góp đáng kể cho việc ổn định đầu ra cho sản phẩm Đạm Cà Mau.
Tự tin sau cổ phần hóa
Với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, thị phần không ngừng gia tăng, nên kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Đạm Cà Mau luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Trong năm 2013, tổng khối lượng tiêu thụ của Đạm Cà Mau đạt 747.000 tấn, tăng gần 70% so với năm 2012. Riêng 9 tháng đầu năm 2014, hơn 590.000 tấn phân Đạm Cà Mau đã được cung ứng ra thị trường. Dự kiến cả năm 2014, sản lượng tiêu thụ sẽ đạt 772.000 tấn. Đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt 22,5% trong năm 2012 và 16% trong năm 2013, cao hơn nhiều so với các DN khác cùng ngành.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường phân bón đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các DN sản xuất phân bón. Các báo cáo phân tích đều cho thấy tình trạng cung vượt quá cầu tại thị trường trong nước và quốc tế sẽ tiếp diễn đến năm 2017. Do đó, dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục trong xu thế giảm trong thời gian tới trước khi có thể hồi phục vào năm 2017- 2018 trở đi. Điều này sẽ tác động rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất phân bón. Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cam kết đảm bảo về giá khí (nguyên liệu đầu vào) cho công ty trong giai đoạn 2015 - 2018 để công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 12%/năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón. Điều này sẽ giúp Đạm Cà Mau có thêm điểm cộng rất lớn trong mắt các nhà đầu tư.
Về mục tiêu kinh doanh, Đạm Cà Mau cũng tự tin đặt kế hoạch trong giai đoạn 2015 - 2020 là duy trì chiếm lĩnh thị trường Tây Nam Bộ với thị phần phấn đấu đạt 65%, Đông Nam Bộ 30%, Campuchia 50%, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu phân đạm tại Thái Lan và các nước châu Á khác.
顶: 3655踩: 9328
【dự đoán tỉ số hôm nay】Cơ hội lớn đầu tư vào Đạm Cà Mau
人参与 | 时间:2025-01-24 23:52:36
相关文章
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Các địa phương mong chờ Luật Đất đai sớm có hiệu lực
- Quảng Bình sẽ có thêm 50.000 cây gỗ lim, sưa đỏ ngăn chặn sạt lở
- Cuộc chạy đua hoàn thiện hạ tầng trạm sạc xe điện ở các nước Âu, Mỹ
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Rừng nhiệt đới thông minh đầu tiên trên thế giới
- Lượng khí CO2 liên quan năng lượng toàn cầu cao kỷ lục
- Vật liệu xây dựng xanh, lựa chọn cho sự phát triển bền vững
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- Vì sao không nên bỏ pin vào thùng rác?
评论专区