【trực tiếp bóng đá 91】Chị em 'hô biến' thức ăn thừa sau Tết thành các món thơm ngon, không lo bị ngán
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 23:57:22 评论数:
“Bao giờ mới ăn hết đồ thừa trong tủ lạnh để mua đồ ăn mới” luôn là câu hỏi trăn trở của nhiều bà nội trợ sau ngày Tết. Tuy nhiên,ịemhôbiếnthứcănthừasauTếtthànhcácmónthơmngonkhônglobịngátrực tiếp bóng đá 91 với những gợi ý sau đây, hy vọng phần nào có thể giúp chị em giải quyết bài toán “nan giải” này.
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, hầu hết các gia đình thường mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm này là lúc không ít gia đình phải "khổ sở" ngao ngán nhìn đống thức ăn thừa. Có người phải thốt lên: "Sau Tết, cứ nhìn thấy bánh chưng, giò chả là thấy sợ"!
Bánh chưng, giò, thịt gà là những món ăn thường có trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: N.Mai
Tuy nhiên, với tâm lý tiếc của, nhiều gia đình nhất quyết phải "xử lý" hết thức ăn tồn trong tủ rồi mới tính đến việc đi chợ mua đồ ăn mới nên điệp khúc "Bữa nào cũng như bữa nào" vẫn diễn ra hàng ngày.
Dưới đây là một số gợi ý cho các bà nội trợ cách xử lý đồ ăn thừa ngày Tết vừa giúp tận dụng được thực phẩm cũ vừa biến chúng thành các món ăn mới thơm ngon:
Bánh chưng
Đây là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cũng là một trong các món dễ bị thừa nhất.
Sau Tết, nhiều gia đình thường hấp lại bánh cho mềm, chống nấm mốc để bảo quản thêm hoặc cắt ra chiên/rán vàng để dùng cho bữa sáng. Tuy nhiên bánh chưng rán ăn rất dễ ngấy và nhanh chán.
Một cách xử lý bánh chưng đang được hội chị em chia sẻ trên các diễn đàn về ẩm thực là rán bánh chưng nhưng không dùng dầu mỡ mà dùng… nước lọc. Cách này sẽ giúp bánh mềm, dễ ăn, vẫn vàng đều 2 mặt mà không bị ngấm dầu mỡ, sẽ tránh cảm giác ngấy khi ăn.
Cách làm rất đơn giản: Cắt bánh chưng thành miếng nhỏ. Cho vào chảo chống dính một cốc nước lọc và thả bánh vào đun cùng. Khi nào nước sôi, lấy thìa dầm nhuyễn bánh và dàn đều khắp chảo.
Bánh chưng rán bằng nước và thành phẩm. Ảnh Internet
Chờ đến lúc nước cạn thì hạ nhỏ lửa để bánh vàng mặt dưới. Tiếp tục lật rán vàng với mặt còn lại. Khi cả hai mặt đã vàng, giòn, bỏ ra đĩa, cắt thành miếng nhỏ để thưởng thức.
Giò lụa
Với phần giò lụa còn thừa từ Tết, chị em hoàn toàn có thể tận dụng lấy ra thái chỉ, cùng với thịt gà xé nhỏ để cho vào các món bún, miến, phở dùng trong bữa sáng, rất tiện lợi mà vẫn đảm bảo có món ăn sáng thơm ngon cho cả gia đình.
Hoặc có thể tận dụng giò để đổi bữa cho cả nhà với món nem/phở cuốn cực kỳ nhẹ nhàng, thanh mát sau những ngày Tết nhiều đồ chiên, xào.
Cách làm: Giò lụa, trứng rán, thịt luộc, dưa chuột, cà rốt thái sợi. Dùng bánh phở hoặc bánh đa nem cuốn cùng rau sống tổng hợp và chấm nước mắm chua ngọt rất dễ ăn.
Một cách tận dụng giò khác đó là thái giò thành các miếng mỏng vừa ăn và đem rim nước mắm, cho chút hạt tiêu. Món này thích hợp ăn với cơm nóng.
Thịt gà
Thịt gà cũng là món hay thừa mỗi dịp Tết. Theo chia sẻ của chị Tô Thị Hương Giang (sống tại Hà Nội) trên diễn đàn Yêu bếp, với món thịt gà luộc thừa dịp Tết, chị thường tận dụng làm nguyên liệu cho một số món như: Gỏi gà, phở, bún, cháo gà, phở gà trộn, xôi gà, bún thang...
Thịt gà luộc có thể tận dụng xé nhỏ để làm các món bún, phở, nấu cháo
Cách làm như sau:
- Gỏi gà: Hành tây thái mỏng ngâm dấm đường, gà rắc chút gia vị, rau răm rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều tất cả, vắt thêm chút chanh cho thơm, thêm lát ớt nếu thích ăn cay, vậy là được món gỏi đơn giản và dễ bay 1/2 con gà.
- Phở gà: Nước gà có sẵn, gà có sẵn, thêm chút bánh phở, hành mùi là có phở gà ăn sáng. Lưu ý, nước gà cần được bỏ thêm chút rễ mùi, hạt mùi già, hành gừng nướng và hạt tiêu vỡ để có mùi thơm đặc biệt đúng vị.
- Bún gà: Nước luộc gà. Măng nứa khô xào và om kỹ cho mềm, thêm gà và mọc (nên cho nấm, mộc nhĩ, tiêu và chút nước mắm vào mọc sẽ ngon hơn).
- Phở gà trộn: Nguyên liệu của món phở gà trộn gồm có gà, bánh phở, rau thơm mùi, hành phi, lạc rang và nước trộn chua mặn ngọt vừa miệng là được bát phở trộn cho bữa tối nhẹ bụng.
Các loại trái cây
Trái cây mua về dùng trong dịp Tết khá nhiều. Tuy nhiên, các loại trái cây tươi không ăn nhanh thì rất dễ hỏng. Do đó, ngoài bảo quản tủ lạnh, chị em có thể tận dụng các loại trái cây có sẵn trong nhà, biến tấu thành các món thanh mát, dễ ăn.
Chẳng hạn, có thể cắt nhỏ các loại trái cây như: Táo, thanh long, dưa hấu, lê, chuối… và trộn với sữa chua để có món sữa chua hoa quả thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Hay có thể làm thành các loại sinh tố xoài, dưa hấu… sinh tố thập cẩm. Một cách tận dụng trái cây nữa là làm thành các loại trái cây sấy, mứt, ô mai để tủ lạnh dùng dần…
Tranh cãi nồi chiên không dầu sinh ra chất gây ung thư
Ngày 17/2, Hiệp hội Người tiêu dùng Hồng Kông đã cảnh báo người dân nên cảnh giác với các quảng cáo thổi phồng sự tiện lợi của nồi chiên không dầu.