【keo bong da ngay mai】Mạo danh 'Hàng Việt Nam chất lượng cao', một doanh nghiệp có nguy cơ bị kiện
Một sản phẩm của Công ty Linh Anh được gắn logo Hàng Việt Nam chất lượng cao dù các sản phẩm này chưa từng được trao danh hiệu
Đánh bóng sản phẩm bằng danh hiệu "mượn"
Theo thông tin từ BSA, ba năm về trước, Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Linh Anh tìm đến hội Doanh nghiệp HVNCLC với mong muốn tham gia một chương trình tung hàng tết.
Trong khi đó, Công ty Linh Anh cũng là nhà sản xuất một số sản phẩm như mứt, trái cây dẻo, cóc, xoài non ngâm và phân phối một số loại rượu vang và là nhà phân phối cho công ty chế biến nông sản Shin Sang có trụ sở tại Đà Lạt. Một sản phẩm của Shin Sang là kim chi đã một lần đạt danh hiệu HVNCLC vào năm 2011.
"Khi nhìn thấy các sản phẩm của Công ty Linh Anh tự ý sử dụng logo hình ảnh HVNCLC, các chuyên viên của hội DN HVNCLC đã giải thích và yêu cầu gỡ bỏ. Linh Anh cũng đồng ý không tham gia ngày hội tung hàng tết 2012 năm đó. Bẵng đi một thời gian, các sản phẩm của Công ty Linh Anh như rượu vang, và kim chi của Shin Sang lại tiếp tục sử dụng logo HVNCLC trên bao bì. Đấy là một sự ngộ nhận, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng", đại biện BSA cho biết.
Được biết, chương trình HVNCLC từ khi khởi đầu đến nay đã gần 20 năm. Đây là giải thưởng uy tín trong lĩnh vực tôn vinh chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hầu như các doanh nghiệp đều mong muốn có được giải này để khẳng định chất lượng với người tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, có không ít doanh nghiệp đã không ngần ngại "mượn" danh hiệu này để đánh bóng các sản phẩm của mình dù chưa một lần được trao giải.
"Với trường hợp của Công ty Linh Anh chúng tôi đã hướng dẫn, giải thích rất rõ và vẫn cố tình vi phạm. Một điều cần phải phân định ở đây là Shin Sang chỉ đạt danh hiệu năm 2011 cho sản phẩm kim chi. Chính vì thế, người tiêu dùng cần hiểu rằng chỉ được gắn logo cho sản phẩm đó và ghi năm đạt là 2011, chỉ riêng cho sản phẩm đó", đại diện BSA cho hay.
Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng bình chọn
Sẽ nhờ pháp luật xử lý
Theo đại diện của BSA, Công ty Linh Anh không phải là trường hợp duy nhất, mà trong thời gian qua không ít doanh nghiệp đang tìm cách mạo nhận danh hiệu HVNCLC. Có thể kể tên một số như cơ sở sản xuất mỹ phẩm – hoá phẩm Minh Xuân, doanh nghiệp tư nhân thương mại sản xuất inox Phước Như, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nguyễn Hoàng NA, Công ty TNHH sản xuất – thương mại dịch vụ Hải Long Xiêm, và gần đây nhất, theo ghi nhận được, là Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Linh Anh nói trên.
Điều này là sự bất công cho rất nhiều doanh nghiệp đang ngày đêm vượt qua bao khó khăn để đạt được nhãn hiệu chứng nhận này và vi phạm nghiêm trọng tài sản sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ, đồng thời lập lờ và gian dối với người tiêu dùng. Hội Doanh nghiệp HVNCLC đã xử lý khá nhiều vụ vi phạm, tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan, chiều hướng vi phạm này không những không giảm mà ngày càng lan rộng.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của chương trình HVNCLC, Hội Doanh nghiệp HVNCLC khuyến cáo những doanh nghiệp nào đang vi phạm điều 129 luật Sở hữu trí tuệ 2005, hãy nhanh chóng chấm dứt hành vi vi phạm nêu trên.
"Sau ngày 31.12.2015, nếu không nhận được bản cam kết chấm dứt sử dụng và trên thị trường vẫn tiếp tục xuất hiện hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là vi phạm nêu trên, thì hội chúng tôi buộc phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật", đại diện của BSA cho biết.
Nghi vấn cán bộ Ngân hàng gian dối, Agribank tuyên bố sẽ điều tra