当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【dự đoán bóng đá goal】Hiệu quả của đề án nâng chất cán bộ

Hơn một năm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng,ệuquảcủađềnnngchấtcnbộdự đoán bóng đá goal năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo”, Hậu Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng. Người được luân chuyển quyết tâm hoàn thành… nghĩa vụ, người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến nhiều hơn...

Anh Phan Hoàng Ngoan (ngồi), Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, cùng thuộc cấp xử lý công việc.

Hiệu quả bước đầu

Anh Phan Hoàng Ngoan được luân chuyển từ Sở Nội vụ về giữ chức Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ (ngày 16-9-2016). Một năm qua, với anh là chuỗi thời gian tận tâm, tận lực làm việc. Được giao phụ trách mảng nội chính nên anh càng cẩn thận hơn trong giải quyết, đề xuất xử lý vấn đề liên quan.

Anh Ngoan cho biết, không thấy khó lắm trong công việc nhưng phải giải quyết từ gốc các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài. “Trong từng vụ việc trên, tôi quan tâm nghiên cứu pháp luật, hồ sơ, nắm thực tế nhiều chiều để đưa ra kết luận hợp tình hợp lý. Kết quả là tất cả vụ việc từ năm 1989, 1992, 1997… đều có hướng ra ổn thỏa, có vụ đã giải quyết xong”, anh Ngoan nói.

Nhiều lần ngồi trao đổi mới nhận ra rằng, anh luôn nhớ tường tận mốc thời gian của từng vụ tranh chấp, số liệu trong từng vụ việc. Anh luôn quan tâm chỉ đạo nhất quán phải giải quyết ngay những tranh chấp phát sinh từ cơ sở. Từ khi được luân chuyển về công tác, tình hình khiếu nại vượt cấp ở thị xã giảm rõ so với trước, những khiếu nại lâu năm không còn; hòa giải thành năm 2016 đạt 96%, 9 tháng đầu năm 2017 đạt 95%. Anh Ngoan nhấn mạnh: “Đây là kết quả của sự quan tâm từ cơ sở, sự phối hợp, ý thức trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan. Quan tâm hòa giải thành từ cơ sở nên khiếu nại trong dân phát sinh ít, khiếu nại đông người ở thị xã không xảy ra”.

Hơn 1 năm cọ xát thực tiễn, anh đúc kết nhiều kinh nghiệm cho mình. Anh nói, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn quan tâm chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của trên; biết lắng nghe, chia sẻ với nội bộ, người dân là điều không thể thiếu trong thực thi nhiệm vụ.

Còn chị Lê Thị Thúy Loan, Phó Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh, cho biết có nhiều tiến bộ sau khi được học cao cấp lý luận chính trị về (tháng 6/2016 - 8/2017). So sánh trước và sau khi học, chị nói có chuyển biến rõ về nhận thức, có cái nhìn bao quát và tổ chức thực hiện công việc khoa học, chặt chẽ hơn.

Chị cho biết do vừa học vừa làm nên có thời gian quán xuyến công việc của văn phòng. Từ khi thành lập Tổ tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (đầu năm 2006) đến nay, với vai trò là Tổ phó chị rất tích cực tổ chức, tham mưu tuyên truyền. “So với năm rồi thì 9 tháng đầu năm 2017, tôi tham gia và tham mưu tuyên truyền đậm nét hơn, hiệu quả hơn trên nhiều kênh thông tin”.

Đó là các kênh Báo Hậu Giang, Đài PT- TH tỉnh, trên trang web Bảo hiểm xã hội tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, bản tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Chị cũng tham gia, tổ chức tuyên truyền bằng hình thức đối thoại trực tiếp chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở 54 đơn vị cấp xã trong tỉnh với 142 cuộc, 8.470 người dân tham dự.

Sự chủ động, tích cực và biết vận dụng kiến thức đã học vào công việc của chị Loan đã góp phần vào kết quả tham gia bảo hiểm y tế của người dân trong tỉnh với tỷ lệ bao phủ 76,56%, tăng 13,26% so đầu năm, đạt 97,2% so kế hoạch bảo hiểm xã hội Việt Nam giao… 

Anh Phan Hoàng Ngoan và chị Lê Thị Thúy Loan là 2 trong nhiều cá nhân thuộc diện của Đề án “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo” được luân chuyển, đào tạo, từ đó đạt được hiệu quả nâng chất như mục tiêu đề án xác định.

Tiếp tục chủ động làm tốt

Đến nay, toàn tỉnh luân chuyển được 41 cán bộ, trong đó tỉnh luân chuyển xuống cấp huyện, luân chuyển ngang giữa cấp sở, huyện 14 cán bộ; cấp huyện luân chuyển 27 cán bộ. Đã đưa đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị 282 cán bộ (đạt 186,7% so mục tiêu đề án), trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã thực hiện đạt trẻ 468 cán bộ (nữ 233 đồng chí, dân tộc 16 cán bộ, đạt 66,85% so với mục tiêu đề án); cử đi đào tạo sau đại học 172 cán bộ (đào tạo theo đề án: cán bộ trẻ 113, nữ 57 cán bộ, đạt 376,7% so mục tiêu đề án).

Theo đánh giá của Tỉnh ủy, qua 1 năm thực hiện đề án đã nâng cao được ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác cán bộ gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương. Việc luân chuyển cán bộ được các cấp ủy quan tâm, nhất là luân chuyển cán bộ từ tỉnh về huyện, huyện về cơ sở và ngược lại; bước đầu tạo sự đột phá trong công tác quy hoạch, đào tạo nhằm tạo nguồn cán bộ lâu dài, đồng thời qua đó rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn.

“Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy trong tổ chức thực hiện đề án, tôi nhận thấy rằng về đào tạo cán bộ trẻ, nữ được cấp ủy các cấp quan tâm nên khi được đào tạo đã nâng tầm nhận thức và có quan điểm vững vàng. Đội ngũ cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng làm tốt hơn nhiệm vụ được phân công, được bố trí ở vị trí cao hơn”, bà Phạm Thị Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nhấn mạnh.

Trong khi đó, về công tác luân chuyển cán bộ, bà Phượng cho biết cán bộ được luân chuyển thời gian qua đa số đều đảm bảo về tiêu chuẩn, có tư tưởng vững vàng, không ngại khó khăn; trình độ chuyên môn và lý luận chính trị đảm bảo theo quy định; giúp công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước đi vào nền nếp, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy và chính quyền, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lề lối làm việc được đổi mới.

Tuy nhiên, Tỉnh ủy cũng cho rằng, qua 1 năm thực hiện đề án đã bộc lộ một số hạn chế, đó là công tác luân chuyển cán bộ ở một số địa phương chỉ tập trung trên xuống, chưa chú ý đến việc luân chuyển ngang, luân chuyển dưới lên; chưa đánh giá hết năng lực, sở trường của từng đồng chí, chỉ chuyên sâu trong công tác chuyên môn, ngành, lĩnh vực nên khi luân chuyển làm lãnh đạo chủ chốt công tác điều hành, quản lý chưa sâu, thiếu quyết đoán, ngại va chạm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thật sự gắn với quy hoạch, còn tình trạng đào tạo để hợp thức hóa bằng cấp; cán bộ người dân tộc thiểu số được cơ cấu, bổ nhiệm chưa đạt yêu cầu đề ra…

Khắc phục những hạn chế trên, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết sẽ tiếp tục tham mưu chỉ đạo các cấp ủy đảng quán triệt và tổ chức thực hiện các mục tiêu của đề án; phối hợp với các ngành nghiên cứu có những chính sách phù hợp đối với cán bộ trẻ, nữ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số.

Nhấn mạnh công tác này thời gian tới, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng, các cấp ủy đảng, chính quyền cần chủ động thực hiện tốt công tác quy hoạch hàng năm nhằm phát hiện, bổ sung nguồn cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc để từng bước nâng cao hơn tỷ lệ so với hiện nay. Thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ luân chuyển để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí cán bộ khi hết thời gian luân chuyển; trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phục vụ nhiệm vụ chính trị thường xuyên, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần chú ý, quan tâm hơn đối với cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc có năng lực thật sự, được đào tạo bài bản để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ 2020-2025…

Ngày 14-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khai mạc tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, trong đó có việc quyết định thành lập Bộ Tổ chức kiêm giao thông - tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng ngày nay.

Ngày 14-10 được Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đồng ý lấy là Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng và cơ quan tổ chức cấp ủy các cấp hàng năm.

 

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

分享到: