【nha cai fabet】Tăng hiệu quả cho khám chữa bệnh từ xa
Khắc phục những thách thức trong việc khám chữa bệnh từ xa | |
Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động khám chữa bệnh từ xa | |
Bảo đảm phát triển bền vững Đề án Khám chữa bệnh từ xa |
Để tăng hiệu quả khám chữa bệnh từ xa cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế tài chính. Ảnh: ST |
Hệ thống cơ sở vật chất chưa đồng bộ
Là một trong nhiều cơ sở y tế tuyến trung ương đã triển khai đề án khám chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Nhi Trung ương đang thực hiện sứ mệnh là cầu nối giúp nhiều cơ sở y tế tuyến dưới cấp cứu và điều trị kịp thời cho bệnh nhi. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không phải không có những khó khăn cần khắc phục.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, khó khăn nhất là sự chưa đồng bộ công nghệ thông tin giữa các điểm cầu. Thực tế cho thấy, hệ thống công nghệ thông tin ở các bệnh viện tuyến trên thường được đầu tư khá tốt nhưng tại tuyến dưới lại chưa đáp ứng, do vậy việc đảm bảo thông suốt đường truyền chưa đạt yêu cầu.
“Nhược điểm lớn nhất đối với các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa là đường truyền mạng kém, không thể đảm bảo được đường truyền dễ dẫn đến việc gián đoạn hội chẩn với các bệnh viện tuyến trên”, PGS.TS Trần Minh Điển nêu.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện hành lang pháp lý cho hoạt động khám chữa bệnh từ xa vẫn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Đơn cử, việc thanh toán khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh sẽ như thế nào, hay thanh toán chi phí đường truyền khám chữa bệnh trực tuyến cho các cơ sở y tế ra sao chưa được quy định cụ thể.
“Về mặt chuyên môn, để được thăm khám và chẩn đoán trực tuyến, người bệnh buộc phải tự đo huyết áp, đường máu, thân nhiệt, nội soi tai mũi họng, ghi điện tâm đồ. Tuy nhiên, thiết bị y tế để thực hiện các công việc này không hề rẻ, lại chưa được cộng đồng, người dân tự sử dụng một cách phổ biến”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nói.
Vấn đề tiếp theo là chữ ký điện tử của bác sỹ vẫn chưa được công nhận. Theo đó, vừa qua một bệnh nhân người Lào được điều trị ở Bệnh viện 199 của Đà Nẵng. Các bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y cũng tham gia vào quá trình điều trị. Đến khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sỹ của Bệnh viện 199 ký, khi ấy, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì bác sỹ của Bệnh viện 199 phải chịu trách nhiệm. Điều này dẫn đến tình trạng vai trò của bác sỹ ở bệnh viện hạt nhân (Bệnh viện Đại học Y- PV) sẽ giảm đi, không chịu trách nhiệm cùng đơn vị khác, khó tạo động lực để hoàn thiện công việc ở mức cao nhất.
Không chỉ vậy, để khám, chữa bệnh từ xa có thể duy trì thì cần có cơ chế thanh toán cụ thể cho các bác sỹ tham gia. “Trong suốt quá trình triển khai khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chưa có bất kỳ một nguồn thu nào và BHYT chưa có hướng dẫn chi trả”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết thêm.
Đặc biệt, theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, việc hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa phải đảm bảo thực chất, có sự quyết tâm thực sự từ tất cả các bệnh viện. Thực tế, có trường hợp bệnh nhân đã tử vong nhưng vẫn được bệnh viện đưa lên hội chẩn.
Về phía các cơ sở y tế, phần nhiều ý kiến khi được hỏi đều cho rằng, hạn chế nhất của việc khám chữa bệnh từ xa là các nhân viên y tế tuyến dưới không được “cầm tay chỉ việc” mà mọi sự chỉ đạo, tư vấn chỉ được diễn ra từ xa, qua màn hình.
Thêm nhiều hỗ trợ
Trước các khó khăn phát sinh trong thực tế triển khai khám chữa bệnh từ xa, lãnh đạo các cơ sở y tế đều thống nhất đề xuất cơ quan quản lý nghiên cứu đưa ra mức kinh phí, giá dịch vụ y tế cho phù hợp với khung giá của các dịch vụ trong khám chữa bệnh để các bệnh viện có cơ sở áp dụng. Bên cạnh đó, cần sớm có giải pháp để ngoài Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các đơn vị bảo hiểm khác, trong đó có bảo hiểm tư nhân được quyền tham gia vào để việc thực hiện khám, chữa bệnh từ xa đạt hiệu quả.
Theo ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, đến thời điểm này đã có quy định chi trả cho khám chữa bệnh từ xa nhưng đang thiếu quy định xây dựng giá cho từng loại hình. “Nếu quy định được giá cụ thể của từng loại hình khám chữa bệnh từ xa thì BHYT sẽ thanh toán được, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và cơ sở y tế”, ông Tường thông tin.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay, dựa trên nền tảng hệ thống khám chữa bệnh từ xa mà ngành Y tế đang triển khai, tới đây ngành Y tế sẽ thí điểm đưa chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa trên nguyên lý y học gia đình thông qua 2 hệ thống Telemedicine và Telehealth.
Đây là 2 hoạt động sử dụng công nghệ để chẩn đoán, theo dõi, điều trị người bệnh từ xa và áp dụng công nghệ giúp người bệnh quản lý bệnh của mình thông qua hệ thống hỗ trợ, giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin, công cụ tự theo dõi.
"Khi đó các trạm y tế, y tế tuyến huyện sẽ lập hồ sơ theo dõi sức khỏe của người dân trên địa bàn theo nguyên lý y học gia đình, người bệnh sẽ được kết nối với bác sỹ tuyến dưới, thậm chí tuyến trên qua ứng dụng công nghệ để được tư vấn, khám chữa bệnh từ xa hoặc tiến hành hội chẩn trực tuyến giữa các cơ sở y tế với nhau", ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Về vấn đề bảo mật thông tin trong khám, chữa bệnh từ xa mà nhiều ý kiến đang khá lo ngại, theo ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, cơ quan này đã ban hành quyết định tạm thời hướng dẫn và quy định tổ chức hội chuẩn khám chữa bệnh từ xa. Trong đó đã quy định rõ ràng các biện pháp như: không được chia sẻ thông tin cá nhân của người bệnh như họ tên đầy đủ, địa chỉ, hình ảnh mặt, cơ thể bệnh nhân hoặc các thông tin có thể định người bệnh bằng bất kể hình thức nào thông qua hình ảnh, ghi âm, văn bản…
“Trường hợp có buổi hội chuẩn có bệnh nhân phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật để che hoặc làm mờ hình ảnh mặt bệnh nhân. Đặc biệt không thực hiện tường thuật trực tiếp, livestream các buổi hội chuẩn, tư vấn khấm chữa bệnh từ xa qua các mạng xã hội hoặc các hình thức khác có thể làm lộ thông tin của người bệnh”, lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng nêu.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/752b298393.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。