当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lịch bóng đá seria】Dự kiến phân bổ 70.000 tỷ đồng vốn TPCP cho cao tốc Bắc Nam

NCD

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp ngày 20/10.

Phân bổ 121.150 tỷ đồng vốn TPCP cho ngành giao thông

TheựkiếnphânbổtỷđồngvốnTPCPchocaotốcBắlịch bóng đá seriao Báo cáo kế hoạch ĐTCTH được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày, dự kiến tổng vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng. Phương án phân bổ dự kiến là vốn ngân sách trung ương 1.120.000 tỷ đồng, trong đó dự phòng chưa phân bổ 112.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng số vốn ngân sách trung ương để xử lý các vấn đề phát sinh theo quy định của Luật Đầu tư công. Trong số vốn ngân sách trung ương, có 300.000 tỷ đồng vốn nước ngoài và 820.000 tỷ đồng vốn trong nước (dự phòng 82.000 tỷ đồng, còn lại 738.000 tỷ đồng).

Báo cáo nêu, số vốn trong nước không bao gồm vốn TPCP là 478.000 tỷ đồng, dự kiến phân bổ như sau: Đầu tư 2 chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững 72.817 tỷ đồng; Cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách 38.916,47 tỷ đồng; Bổ sung vốn điều lệ cho 2 Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam 7.000 tỷ đồng; Hỗ trợ nhà ở cho người có công 7.300 tỷ đồng; Dự án chống ngập TP.HCM 10.000 tỷ đồng; Đầu tư 5 bệnh viện tuyến cuối 20.000 tỷ đồng; Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản 11.235,046 tỷ đồng; Thu hồi vốn ứng trước 55.816,7 tỷ đồng. Số vốn trong nước còn lại là 254.915 tỷ đồng đầu tư cho các bộ, ngành trung ương và địa phương.

Về vốn TPCP, mức dự kiến trong giai đoạn này là 200 nghìn tỷ đồng, dự kiến phân bổ cho ngành giao thông 121.150 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải được phân bổ 75.000 tỷ đồng, gồm 70.000 tỷ đồng cho một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam, 5.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án Cảng Hàng không quốc tế Sân bay Long Thành. Phân bổ cho Bộ Quốc phòng 5.530 tỷ đồng, gồm: Dự án Đường Trường Sơn đông 1.530 tỷ đồng; Dự án đường tuần tra biên giới (giai đoạn 2) phần giáp biên giới Campuchia 4.000 tỷ đồng.

Ngành thủy lợi được phân bổ 41.800 tỷ đồng, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 36.800 tỷ đồng, địa phương là 5.000 tỷ đồng cho các dự án mới. Ngành y tế được phân bổ 14.540 tỷ đồng, trong đó Bộ Y tế là 6.250 tỷ đồng, địa phương 8.290 tỷ đồng. Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La được phân bổ 1.100 tỷ đồng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mẫu giáo, tiểu học 6.000 tỷ đồng. Dự phòng để bố trí một số tuyến ven biển cấp bách và các dự án chống hạn, xâm nhập mặn ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ dự kiến phân bổ 15.410 tỷ đồng. Phần còn lại là vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương khoảng 880.000 tỷ đồng.

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch ĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo của Chính phủ đã nêu 2 nhóm giải pháp lớn, với 12 giải pháp cụ thể. Đó là nhóm giải pháp huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; và nhóm giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công.

Kế hoạch ĐTCTH phải phù hợp với khả năng cân đối của NSNN

Đánh giá về dự kiến Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn 2016 – 2020, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh trong bối cảnh NSNN và thực trạng nợ công hiện nay, việc xây dựng kế hoạch ĐTCTH phải phù hợp với khả năng cân đối từ nguồn NSNN, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác, dự báo chính xác tác động của kinh tế thế giới liên quan đến khả năng huy động nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt phải giữ vững an toàn nợ công, giảm bội chi ngân sách.

Mặc dù Báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến mục tiêu, định hướng đầu tư song, UBTCNS cho rằng còn chưa rõ trọng tâm, trọng điểm, những nội dung cấp thiết cần phải đầu tư; chưa xác định thứ tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, đặc biệt Chính phủ cần đề xuất danh mục các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia cần xin ý kiến Quốc hội.

Theo Báo cáo của Chính phủ thì vốn NSNN chỉ là vốn mồi để khai thác các nguồn vốn đầu tư khác. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực khác hiện đang gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư theo hình thức PPP chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Vì vậy, UBTCNS đề nghị Chính phủ dự báo rủi ro khi thực hiện kế hoạch vốn đầu tư trung hạn từ nguồn NSNN, đồng thời có giải pháp khả thi hơn để khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách.

Về mức dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng, đa số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nguồn thu hạn hẹp, dư địa thu không còn nhiều, tăng trưởng GDP khó đạt kế hoạch, yêu cầu kiểm soát, cắt giảm bội chi NSNN đang đặt ra bức thiết, nên về cơ bản tán thành tổng mức vốn Chính phủ đề xuất và coi đây là tổng mức vốn tối đa có thể bố trí cho giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, tổng mức vốn dự kiến trên là khá cao so với thực lực NSNN hiện nay, tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt đối với an toàn nợ công và mục tiêu giảm bội chi NSNN đến 2020 dưới 4% GDP./.

H.Y

分享到: