【soi kèo cộng hòa séc】Tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục là yếu tố hỗ trợ tốt cho thị trường
Tận dụng tốt UKVFTA: “Bước khỏi vùng an toàn”,ăngtrưởnglợinhuậntiếptụclàyếutốhỗtrợtốtchothịtrườsoi kèo cộng hòa séc tiếp cận thị trường lớn | |
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là lực đỡ chính cho thị trường, đẩy VN-Index tăng điểm |
Ngành bán lẻ đang có sự hồi phục khả quan. Ảnh: ST |
Mùa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 đã chính thức khép lại với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các công ty niêm yết trên HoSE đạt mức khiêm tốn 6,75%, đánh dấu quý thứ 3 tăng trưởng chậm lại sau khi đạt đỉnh tăng trưởng vào quý 1/2021. Diễn biến tương tự ở nhóm VN30 với mức tăng trưởng trong quý 4/2021 là âm 1,47%.
Tuy nhiên, theo SSI Research, đã có sự phân hóa rất mạnh mẽ về lợi nhuận khi tăng trưởng chung bị tác động chính bởi tăng trưởng chậm lại ở nhóm ngân hàng (tăng 6,81%) và sự đi xuống của nhóm bất động sản (giảm 54%). Trong khi đó, vẫn có một số ngành duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao như dịch vụ cảng biển, hóa chất, thép và các sản phẩm từ thép, dịch vụ tài chính. Nhờ đó, tăng trưởng lợi nhuận quý 4/2021 ở nhóm VNMidcap và VNSmallcap vẫn đạt mức 24,25% và 20,53%, cao hơn mặt bằng chung. Đây cũng là động lực chính giúp 2 chỉ số này phục hồi tốt hơn thị trường trong tháng 2 vừa qua.
Các chuyên gia của SSI Research kỳ vọng diễn biến tương tự sẽ tiếp tục trong quý 1/2022 khi thị trường đang có những kỳ vọng nhất định vào nhu cầu tiêu dùng sẽ hồi phục sớm hơn dự kiến. Cụ thể, một tín hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của ngành bán lẻ trong thời gian tới là theo quan sát của SSI Research, doanh thu bán lẻ tại TPHCM đã tăng 3,4% so với cùng kỳ - dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2021.
Điều này phản ánh tâm lý tiêu dùng đã được cải thiện sau một thời gian dài bị ảnh hưởng mạnh, trong khi đó doanh thu bán lẻ ở Hà Nội vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, đạt 10,9%, mặc dù diễn biến dịch khá phức tạp. Bên cạnh đó, doanh thu về dịch vụ du lịch (ăn uống, lưu trú) cũng đã được cải thiện khi các hạn chế đi lại trong nước ngày càng được dỡ bỏ, với việc doanh thu hoạt động du lịch đã phục hồi tại các điểm du lịch chính như Khánh Hòa và Phú Yên.
Công ty chứng khoán Mirae Asset cũng tiếp tục đánh giá tăng trưởng tỷ suất thu nhập trên cổ phần (EPS) toàn ngành năm 2022 sẽ gần 21% so với năm 2021. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ thuận lợi hơn trong bối cảnh vĩ mô phục hồi, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trong đó, vận tải (chủ yếu là hàng không) và dịch vụ tiêu dùng (bao gồm dịch vụ hàng không, khách sạn, du lịch) sẽ có mức tăng trưởng vượt trội trong năm 2022 từ mức nền thấp, hỗ trợ bởi yếu tố mở cửa lại ngành du lịch, và chính sách đi lại giữa các nước dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, dù kỳ vọng mức tăng trưởng khá cao nhưng mức EPS dự báo năm 2022 vẫn thấp hơn so với trước dịch. Ngành bán lẻ cũng được kỳ vọng tăng trưởng tốt cùng với nhu cầu tiêu dùng nội địa được hồi phục.
Ngành dầu khí được kỳ vọng tăng trưởng cao trong năm 2022 trong bối cảnh giá dầu tăng cao (với mức kỳ vọng giá dầu duy trì trên 85 USD/thùng). Trong khi đó, ngành y tế (bệnh viện) sẽ tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng.
Mirae Asset dự báo ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng trên 20% nhờ nhu cầu tín dụng cao và đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngoài lãi. Đối với áp lực nợ xấu, việc chủ động trích lập dự phòng cao trong năm trước được kỳ vọng làm giảm áp lực lên lợi nhuận của năm 2022.
Tương tự, lĩnh vực phần mềm và dịch vụ duy trì đà tăng trưởng nhờ xu hướng chuyển đổi số được củng cố. Riêng các ngành nguyên vật liệu và dịch vụ tài chính, mức tăng trưởng được dự báo sẽ giảm tốc từ mức nền cao của năm 2021.