【nothingham vs】Việt Nam tụt hậu 23 năm so với Malaysia, biết khi nào đuổi kịp Hàn Quốc
Khoảng cách quá xa
Năm 2020,ệtNamtụthậunămsovớiMalaysiabiếtkhinàođuổikịpHànQuốnothingham vs thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.552 USD, đứng thứ 6 Đông Nam Á, thua xa so với Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan. Dự báo đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD, đến năm 2040 đạt khoảng 13.000 USD/người và năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.
Theo các chuyên gia kinh tế, với mức thu nhập bình quân 7.500 USD/người vào năm 2030, Việt Nam cũng chỉ bằng với Malaysia vào năm 2007. Nếu so Malaysia với Hàn Quốc thì thấy kém rất xa, dù hai quốc gia này có xuất phát điểm như nhau.
Dẫn chứng số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Hàn Quốc và Malaysia cùng đạt ngưỡng thu nhập bình quân 1.000 USD/người/năm vào năm 1977. Nhưng đến năm 2019, sau hơn 40 năm phát triển, GDP bình quân đầu người Hàn Quốc đạt 31.761 USD, trong khi Malaysia đạt 11.414 USD.
Cùng thời điểm xuất phát, trong vài năm đầu, hai nước có lộ trình tăng trưởng tương tự nhau, cùng là nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng từ năm 1984 trở đi, hai nước có hai hướng đi hoàn toàn khác biệt. Trong khi Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chóng, thu hẹp dần khoảng cách với Nhật Bản thì Malaysia không tạo được sự bứt phá như vậy. Từ năm 1985 đến năm 1995, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng gấp 5 lần, còn Malaysia chỉ tăng gấp đôi.
Mặc dù cùng trình độ phát triển và cùng đối mặt những vấn đề tương tự nhau, như đói nghèo, kém phát triển, nhưng cách tiếp cận giải quyết vấn đề của mỗi nước mỗi khác.
Hàn Quốc có định hướng rõ ràng trong việc xác định các ưu tiên phát triển, tập trung vào các ngành công nghiệp, bắt đầu từ ngành công nghiệp nền tảng (điện khí hóa, lọc dầu, sợi tổng hợp... ), sau đó đến các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng người lao động và tiếp cận theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị (phân bón gắn với nông nghiệp; sắt, thép, hóa chất với đóng tàu, máy móc, thiết bị; chất bán dẫn với điện tử...).
Trong khi đó, Malaysia chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội xuyên suốt các thời kỳ kế hoạch (xóa đói, giảm nghèo, công bằng xã hội, phát triển cân bằng giữa các dân tộc,... ). Dù trên thực tế, Chính phủ Malaysia đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp trong nước, song những chính sách này được triển khai không có hệ thống và không thể hiện rõ trong mục tiêu tổng thể của các kế hoạch 5 năm.
Hàn Quốc không đưa các vấn đề xã hội vào trong mục tiêu phát triển của các kế hoạch 5 năm, không có nghĩa là không chú trọng đến giải quyết những vấn đề này. Thực tế, Hàn Quốc lựa chọn phát triển công nghiệp là điểm bắt đầu, thông qua sự phát triển của các ngành công nghiệp, các vấn đề xã hội đã được giải quyết. Phát triển công nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển công bằng giữa các vùng, địa phương.
Theo tiêu chuẩn của WB, nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 1.036-4.045 USD; nền kinh tế thu nhập trung bình cao, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 4.046-12.535 USD và nhóm nền kinh tế thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên 12.536 USD.
Còn nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra rằng, thời gian trung bình để một quốc gia chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp, lên thu nhập cao khoảng 30-40 năm. Nếu một quốc gia trong 40 năm, kể từ khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình mà chưa trở thành nước thu nhập cao, quốc gia đó được coi là mắc “bẫy thu nhập trung bình”.
Nỗi lo “bẫy thu nhập trung bình”
Việt Nam từ năm 2008 đã đạt ngưỡng 1.000 USD/người/năm, đến nay tăng đều hàng năm nhưng luôn nằm trong giới hạn thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, dù có đạt thu nhập bình quân đầu người 7.500 USD, vẫn nằm trong “bẫy thu nhập trung bình". Liệu nước ta có thể vượt qua để đạt khoảng 13.000 USD/người vào năm 2040?
Để từ nước có thu nhập trung bình thành nước thu nhập cao, tăng trưởng GDP bình quân của Hàn Quốc trong vòng 20 năm liền đều đạt 9%/năm. Với Việt Nam, giai đoạn 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%/năm; giai đoạn 2001-2010, đạt 7,26%/năm và giai đoạn 2011-2020 đạt 5,95%/năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách phát triển, bắt kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần, thấp hơn các nước trong cùng thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Nếu không cải cách, tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” là khá lớn.
Muốn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, phải dựa vào khả năng tự lực, tự cường của các DN trong nước, để làm chủ nền kinh tế và có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài.
Thực tế cho thấy, các nền kinh tế như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines… đều thu hút nguồn đầu tư lớn từ Nhật Bản. Nhưng sau khoảng 30 năm, Hàn Quốc đã xây dựng được nền công nghiệp trong nước lớn mạnh, không còn phụ thuộc, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với các DN Nhật Bản, trong khi đó các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines đến nay vẫn phụ thuộc vào các DN FDI ở hầu hết các ngành công nghiệp. Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng phải cải cách mạnh mẽ thể chế mới giúp Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, vươn lên thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm 1980, các thể chế tồn tại từ những năm 1960-1970 bắt đầu tỏ ra yếu kém trong xử lý những vấn đề mới. Chính phủ Hàn Quốc đã có những cải cách táo bạo, đó là thay thế các kế hoạch kinh tế 5 năm, bằng các chương trình nghị sự sáng tạo, để cải thiện việc lập kế hoạch và trở nên linh hoạt hơn trong các quy trình ra quyết định.
WB đánh giá, nhìn lại lịch sử, trong lúc cấp bách Việt Nam đã có quyết định táo bạo chuyển đổi nền kinh tế. Chẳng hạn, như câu chuyện khoán hộ trong nông nghiệp vào năm 1981, hay là chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1986. Đứng trước sự cấp bách, Chính phủ cũng đã mạnh dạn cải cách thể chế.
Tuy nhiên, khi không ở trong tình trạng cấp bách hoặc áp lực, Chính phủ thực hiện cách tiếp cận dần dần, mà cuối cùng có thể dẫn đến việc thông qua một hoặc một số cải cách thể chế. Cách tiếp cận truyền thống đã trở nên quen thuộc là xem xét thử nghiệm và thí điểm cải cách, ở quy mô nhỏ và nếu thành công thì mới nhân rộng trên quy mô lớn hơn. Với cách làm này, có thể đã tránh được những cái “bẫy” cải cách khiến các học giả về chuyển đổi kinh tế lo sợ.
Tuy nhiên, cải cách thể chế từng bước thường không toàn diện, không hệ thống và quan trọng nhất là không kịp thời, có thể làm mất đi các cơ hội. Trên thực tế, kết quả của cải cách từng bước, là chất lượng thể chế ở Việt Nam, chỉ được cải thiện không đáng kể, trong 25 năm qua. Thể chế chưa sẵn sàng cho giai đoạn phát triển kinh tế mới.