【kqbd latvia】Nền kinh tế Mỹ thế nào sau bầu cử ?
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều khó khăn sau bầu cử,ềnkinhtếMỹthếnosaubầucửkqbd latvia trong bối cảnh số cas mắc Covid-19 tăng kỷ lục và các phúc lợi liên bang hết hạn.
Một cửa hàng ở Mỹ thông báo tạm đóng cửa vô thời hạn hồi tháng 3-2020. Nguồn: AP
Theo nhiều nhà phân tích, tương lai của nền kinh tế Mỹ và thị trường sẽ phụ thuộc vào 3 câu hỏi lớn. Đại dịch Covid-19 và gói kích thích sẽ như thế nào? Người Mỹ có chi tiêu trở lại cho các dịch vụ du lịch, nhà hàng và giải trí nhanh hay không? Cuộc bầu cử có châm ngòi cho bạo loạn, bất ổn xã hội hay không?
Nếu căng thẳng chính trị hậu bầu cử gây bất ổn xã hội, nền kinh tế Mỹ sẽ ngày càng lún sâu vào suy thoái, khiến tiêu dùng sa sút, làm tổn hại kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 như cửa hàng bán lẻ và nhà hàng.
Hiện nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những khó khăn mới trong 2 tháng từ ngày bầu cử 3-11-2020 đến tháng 1-2021. Đây là khoảng thời gian thường được các tổng thống đắc cử dùng để lập kế hoạch cho sự khởi đầu chính quyền của họ, nhưng một số lĩnh vực kinh tế lớn lại đang chịu nhiều áp lực bởi sự gia tăng đột biến số cas mắc Covid-19 và mùa Đông đang đến gần. Những yếu tố này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kinh doanh vốn đã chậm lại trong các ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời làm suy yếu thêm ngành dầu mỏ đang trong tình cảnh giá dầu giảm.
Xung đột chính trị của
Theo các cuộc khảo sát trong ngành, với thời tiết lạnh giá dự báo sẽ hạn chế việc ăn uống ngoài trời, 40% tổng số chủ nhà hàng trên toàn quốc cho biết họ dự kiến sẽ ngừng kinh doanh vào tháng 3 mà không có thêm sự hỗ trợ của chính phủ.
Theo Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải, du lịch vẫn chưa khôi phục được thậm chí một nửa hoạt động kinh doanh bị mất. Gần 4 triệu việc làm trong ngành du lịch đã bị mất trong đại dịch và 1 triệu nữa có thể biến mất vào cuối năm nếu không có sự can thiệp của liên bang.
Các hãng hàng không lớn đã công bố hàng chục nghìn máy bay sẽ phải rơi vào cảnh “đắp chiếu” vào cuối năm nay sau khi các chương trình viện trợ liên bang của họ hết hạn vào tháng 9.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ngày càng xa cách trong những tuần gần đây, với một số nghị sĩ đảng Cộng hòa nêu quan ngại về mức chi tiêu của chính phủ còn đảng Dân chủ yêu cầu hành động nhiều hơn.
Trợ cấp thất nghiệp liên bang khẩn cấp hàng tuần đã bị cắt trong nhiều tháng. Vài triệu người sẽ bắt đầu hết trợ cấp thất nghiệp cơ bản từ giữa tháng 12. Chương trình thất nghiệp liên bang riêng biệt dành cho khoảng 10 triệu lao động hợp đồng và những người khác không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp truyền thống sẽ hết hạn vào 31-12.
Tuần sau cuộc bầu cử, Tòa án tối cao sẽ thông qua Đạo luật Chăm sóc giá cả phải chăng, đạo luật này có thể khiến hàng chục triệu người mất bảo hiểm y tế.
Giữa tình hình này, các nhà lập pháp cũng phải đạt được thỏa thuận trước 11-12 để ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.
Sự gia tăng các cas mắc Covid-19 đã khiến các thành phố và bang trên khắp nước Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế mới. Từ ngày bầu cử 3-11-2020 đến ngày tổng thống mới nhậm chức 20-1-2021 còn gần 3 tháng nữa, khoảng thời gian mà các chuyên gia y tế công cộng và nhà kinh tế đều lo sợ vi-rút SARS-CoV-2 sẽ tấn công nước Mỹ dữ dội.
Những nhận định về nền kinh tế và thị trường chứng khoán sau bầu cử cũng đã được JPMorgan tóm lược trong báo cáo vào sáng 4-11. “Dù ai là tổng thống tiếp theo của Mỹ thì cũng sẽ đối mặt với sự phản đối từ Quốc hội về bất cứ điều gì mang tính thay đổi”, ngân hàng này nhận định.
Kịch bản phân chia kiểm soát tại Nhà Trắng và Quốc hội có thể là đòn bẩy cho thị trường và tin vui đối với giới đầu tư. Nhưng chủ các doanh nghiệp nhỏ và người lao động phổ thông sẽ tiếp tục bị tổn thương. Tương lai của họ vẫn gói gọn trong 2 từ: “Mù mờ”.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/746d298398.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。