【keonhqcai】Tham gia EVFTA: Doanh nghiệp Việt cần phải làm gì?
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:49:21 评论数:
>>Doanh nghiệp Việt có bị 'tổn thương'?ệpViệtcầnphảilàmgìkeonhqcai
* Thưa ông, hiện những quy định về kinh doanh bền vững là khái niệm còn khá mới đối với DN Việt Nam. Vậy ông có thể giới thiệu khái quát về các quy định này trong khuôn khổ FTA nói chung được không?
- Khi tham gia FTA, điều quan trọng nhất là các DN sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Ví dụ nếu như một DN muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU, việc đầu tiên và quan trọng nhất là họ cần chứng minh được rằng, cách quản lý quy trình sản xuất của họ đáp ứng đủ các quy định về chất lượng mà EU đặt ra.
Chỉ khi các sản phẩm được sản xuất theo quy trình đúng quy định, người tiêu dùng châu Âu mới có đủ cơ sở tin tưởng đó là sản phẩm tốt. Bởi vậy, các DN sẽ bị yêu cầu thực hiện kiểm tra (track and trace) quy trình và hoạt động.
DN Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn, kế hoạch dài hạn và lợi nhuận dài hạn, quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, quá trình track & trace… Ông Gabor Fluit |
Một quy định quan trọng khác cũng nằm trong khuôn khổ này là quy định về việc sử dụng lao động, để tránh việc DN thiếu các tiêu chuẩn về lao động và tránh tình trạng có những nhân viên chống lại mục tiêu chung của DN.
* Theo ông, những quy định trên sẽ có tác động thế nào đến hoạt động của các DN Việt Nam khi hiệp định FTA Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực?
- Tôi cho rằng có cả những khó khăn và những cơ hội. Tất nhiên những khó khăn sẽ xuất hiện ngay từ lúc này. Ví dụ như nếu các bạn nhìn vào ngành nông nghiệp, một số công ty hoặc nhà cung cấp các mặt hàng nông sản sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng nhất định như tôi nói. Và do vậy, trong giai đoạn đầu, họ cần phải tăng cường đầu tư thời gian và tài chính thực hiện những quy định này.
Khi DN đã đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo này thì đồng nghĩa với việc hàng hóa được bán tại chính thị trường nội địa của Việt Nam cũng sẽ được nâng cao chất lượng. Có nghĩa là, những quy định sẽ giúp các sản phẩm của DN Việt Nam vươn lên một cấp độ cao hơn về chất lượng.
* Có quan điểm cho rằng quy định về kinh doanh bền vững có thể xem là một biện pháp bảo hộ thị trường của các nước EU và là thách thức cho DN Việt Nam. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Có thể những quy định ngặt nghèo này có một phần nhằm mục đích bảo vệ thị trường nội địa của châu Âu. Tuy nhiên thực tế là các DN châu Âu của chúng tôi cũng bị bắt buộc phải đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này. Họ cũng từng phải đầu tư lớn để đạt được mức độ như hiện nay.
Nếu các nhà xuất khẩu nước ngoài được chấp thuận bước vào thị trường EU với ưu đãi thuế suất gần như bằng 0 và không bị bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như trên, các DN châu Âu chắc chắn sẽ lên tiếng rằng điều đó là cạnh tranh không công bằng.
Cty Philips Electronics VietNam đạt được tiêu chuẩn phát triển bền vững. Ảnh: NT |
* Ông đánh giá thế nào về tính phát triển bền vững hiện tại của nhà sản xuất Việt Nam hiện nay? Và họ cần làm những gì để chuẩn bị tốt nhất, tránh những tác động không mong muốn?
- Hiện nay, DN Việt Nam chia làm 2 nhóm: Một nhóm là các DN chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn, lợi nhuận ngắn hạn. Đối với nhóm DN này sẽ rất khó để có thể xuất khẩu sang thị trường EU trong dài hạn và họ sẽ rất khó gặt hái được những quyền lợi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đem lại. Còn nhóm chú trọng đầu tư công nghệ và phát triển bền vững dài hạn, thì họ sẽ nhanh chóng tiếp cận, hưởng lợi từ Hiệp định để vươn ra thị trường thế giới.
Tôi cho rằng, DN Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn, kế hoạch dài hạn và lợi nhuận dài hạn, quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, quá trình track & trace… Họ sẽ có thêm nhiều cơ hội vươn ra thị trường châu Âu và quốc tế./.
* Xin cảm ơn ông
Tố Uyên