Theìnnhậnsâusắcvềbảohiểmcháynổbắtbuộbảng xếp hạng lorient gặp marseilleo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã được triển khai từ năm 2016. Tuy nhiên, Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) - cơ sở pháp lý để ban hành Nghị định 130 đã được sửa đổi; đồng thời, một số quy định tại Nghị định 130 cũng cần phải rà soát, sửa đổi để đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tiễn triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP thay thế cho nghị định quy định về bảo hiểm cháy nổ trước đây, đảm bảo phù hợp bối cảnh mới. Trên thực tế, khi gặp rủi ro cháy, nổ, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có điều kiện, năng lực tài chính để khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường. Do đó, để khắc phục thiệt hại về tài chính, nhanh chóng khôi phục đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguy hiểm về cháy, nổ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đóng góp từ bảo hiểm cháy, nổ của các DN bảo hiểm trích nộp cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy góp phần không nhỏ vào việc đề phòng hạn chế tổn thất. Theo nhận định của các chuyên gia, Chính phủ ban hành Nghị định số 23 ở thời điểm hiện nay là rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có thêm nguồn lực góp nhần bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy được tốt hơn; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định phòng cháy, chữa cháy, đẩy nhanh công tác kết quả giám định, từ đó tạo điều kiện để các DN bảo hiểm bồi thường nhanh chóng kịp thời. Các đại biểu cũng đã lắng nghe, ghi nhận và giải đáp những câu hỏi, ý kiến, từ DN để thực hiện thống nhất và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mới được ban hành./. Vũ Lê |