发布时间:2025-01-25 23:38:35 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Lưu giữ hàng nghìn hiện vật
Đến nay,ảotàngVănhọcViệtNamNơilưugiữnhữngtàisảnvănhọcvôgiáketqua.net vn Bảo tàng Văn học Việt Nam đã thu thập được 40.000 hiện vật, tài liệu có giá trị của hơn 1.000 nhà văn trên khắp cả nước. Tuy nhiên, diện tích bảo tàng chỉ cho phép trưng bày 3.454 hiện vật. Dù vậy, nó cũng đã mang đến cho người xem bức tranh tương đối toàn cảnh về sự nghiệp và đời sống nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
Mỗi không gian nơi đây là một câu chuyện kể về đời văn, nghề văn của các tác giả được gắn liền với những trang bản thảo, những tác phẩm xuất bản lần đầu, các kỷ vật như bộ bàn ghế, quần áo, kính, mũ, batoong, đôi giày vải, chiếc chăn, xe đạp, chiếc máy chữ, radio, võng, đàn guitar...
Giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam Nguyễn Thanh Minh cho biết: “Có những hiện vật mà đến bây giờ vẫn gây ấn tượng đặc biệt và vô cùng quý giá đối với chúng tôi, đó là viên gạch đồng đội khắc tên nhà văn Trần Đăng để đánh dấu mộ ông khi ông hy sinh ở Lạng Sơn. Sau khi nhà văn hy sinh đồng đội đã dùng lưỡi lê khắc chữ chôn theo và mãi đến sau này mới tìm được”.
Không gian trưng bày tại bảo tàng gây ấn tượng đặc biệt đối với mỗi du khách tới tham quan. Chị Nguyễn Thị Hữu (Đội Cấn, Hà Nội) tâm sự: “Tôi rất háo hức khi biết bảo tàng văn học mở cửa vì bản thân cũng yêu thích các tác phẩm văn học Việt Nam. Tại đây, tôi thấy gần như tất cả các tác phẩm mình đã được học đều được mô phỏng rất sinh động. Tôi sẽ quay trở lại bảo tàng văn học và dẫn các con đến để hiểu thêm về các tác phẩm văn học Việt Nam”.
"Bảo tàng Văn học Việt Nam giúp mỗi khán giả hiểu hơn về cuộc sống và con người của mỗi tác giả sau những trang thơ, trang văn… Đây cũng chính là điều mà những người làm bảo tàng văn học muốn đem tới cho công chúng", Giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam Nguyễn Thanh Minh chia sẻ.
Làm sao để bảo tàng không vắng khách?
Gần một tháng đi vào hoạt động, số lượng khách đến tham quan và tìm hiểu về bảo tàng vẫn chủ yếu là các cá nhân, tổ chức trong Hội nhà văn, hay cán bộ ở các bảo tàng.
Mong muốn bảo tàng đến với đông đảo công chúng, ông Minh cho biết, trong thời gian tới, Bảo tàng Văn học Việt Nam sẽ phối hợp cùng với một số trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đưa học sinh tới đây thăm quan. Bởi theo ông Minh: "Được tìm hiểu về chính những tác giả và các tác phẩm mà các em thường xuyên tiếp xúc trên lớp sẽ là bài học thực tế vô cùng ý nghĩa".
Ngoài các trường học, Bảo tàng Văn học Việt Nam còn dự kiến sẽ kết hợp với một số công ty lữ hành để thu hút đông đảo người dân tới tham gian bảo tàng.
Ở nhiều nước trên thế giới, bảo tàng về văn học xuất hiện không nhiều, vì thế, đây là cơ hội để Việt Nam có thể quảng bá những tinh hoa văn học của dân tốc đến bạn bè quốc tế.
Cũng theo ông Minh, dù vẫn còn nhiều tên tuổi, nhiều kỷ vật chưa được đưa vào bảo tàng, nhưng sự ra đời của bảo tàng chuyên ngành về lĩnh vực văn học đầu tiên ở Việt Nam đã đáp ứng được niềm mong mỏi từ bấy lâu nay của giới cầm bút và công chúng. Và điều chắc chắn rằng những tác giả lớn bên cạnh những di sản văn học sẽ luôn hiện hữu và sống cùng lịch sử hôm nay và mai sau.
Một số hình ảnh phóng viên TBTCVN ghi lại tại Bảo tàng Văn học Việt Nam:
Những bút tích còn nguyên vẹn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ Chúc Tết Xuân 1962. |
Bài và ảnh: Hồng Quyên
相关文章
随便看看