【ket qua u23 han quoc】Miền Trung và không gian văn hoá mùa lụt
VHO - Mụ Tâm bán bánh lọc. Cả khu vực chợ Tây Lộc đều biết mụ. Bánh lọc quán mụ không nổi tiếng,ềnTrungvàkhônggianvănhoámùalụket qua u23 han quoc nhưng ngon. Mà bánh lọc thì bán chậm khi mưa. Thành ra đêm qua mưa dai dẳng, mụ Tâm sáng dậy trễ.
Nằm trong giường, mụ nghe con dâu điện cho bạn bè.
- Nước tới mô rồi?
- Tràn Đập Đá rồi. Trên cầu Lòn cũng có nước rồi.
Con dâu mụ thở dài một cái, rồi quay xuống bếp. Mụ Tâm đoán chừng con dâu bắt đầu kê dọn mấy bao gạo lên cao.
“Năm mô cũng lụt riết quen”. Câu khẩu ngữ này, ai ở vùng trũng Huế cũng nói. Mụ Tâm ở Tây Lộc, cũng quen. Con dâu mụ, là người Hội An, cũng quen. Tất cả như mặc định, có quy luật nhất định ở miền Trung này. Mà Huế, Hội An lại mệnh danh là hai đô thị thường xuyên ngập lụt.
Người Huế chỉ cần nghe thông tin lụt, qua những mốc vạch nước lên. Nước qua Đập Đá, là biểu hiện đầu tiên của ngày lụt. Con đập tràn này xây từ thời Pháp thuộc, nối liền giữa vùng Vĩ Dạ và thành phố Huế, nơi ngã ba sông Hương, nên nước lũ về sẽ tác động tại đây sớm nhất.
Khi nước tràn qua mặt đập, ngăn cách Huế và Vĩ Dạ, là lụt bắt đầu. Mức tiếp theo là nước thượng nguồn về, sẽ dâng lên ở sông Kim Long. Khu vực đường Bùi Thị Xuân, với chiếc cầu bắt qua lối đường sắt, người dân quen gọi cầu Lòn, sẽ dễ ngập nước theo.
Khi khu này ngập sâu, cơ quan chức năng sẽ giăng dây hướng dẫn cho người dân đi lại không sa vào chỗ trũng, cho đến khi nước xiết là cấm hẳn qua lại. Cầu Lòn có nước, thì lụt đã chính thức mạnh, đồng nghĩa những vùng trũng thấp như Bãi Dâu, Chi Lăng, Gia Hội ngấp nghé rồi ngập lụt.
Sau đó, đến lượt nước dâng phía An Hòa, rồi theo cổng thành vào trong. Nước vô thành, là lụt đã to rồi, do nước dâng từ bên ngoài sông chảy vào Kinh thành Huế, qua các cửa thành, chảy xiết nhất là các khu cửa Đông Ba, Thượng Tứ… Vùng Tây Lộc của mụ Tâm sẽ ứ nước lụt vào giai đoạn này, có mùa lụt cao hơn cả mét nước.
Đến khi “nước vào Nội” là mức nước sông Hương đã lên rất cao, sân Đại Nội cũng ngập nước, coi như cả Huế đều bị lụt. Những trận lụt lớn nhất, thì nước mới dâng sát cầu Tràng Tiền.
Hội An cũng y Huế, người dân ngồi trong nhà hỏi nhau, biết nước đến đâu thì kê đồ đạc vật dụng đến đó. Nước lên, nước vô chợ, nước vô phố, nước tới Chùa Cầu… đều là những cái mốc đánh dấu mực nước dâng cao và người phố Hội cứ theo đó ứng xử, dọn dẹp nhà cửa, di chuyển lên chỗ cao ráo hơn.
Điều phải ghi nhớ, là giữa những vùng đất xa cách này, lụt lại là sự kiện liên thông. Huế mà lụt thì Hội An sẽ ngập. Nước đã vào thành Huế, thì Cầu Hai Phú Lộc khỏi đi qua đường. “Hội An lụt, thì Vĩnh Điện réo, ngược ra đến cầu Quá Giáng Hòa Châu, Đà Nẵng khỏi lưu thông xe qua”.
Mụ Tâm không phải người ăn học. Nhưng mụ có thể kể vanh vách những câu chuyện lụt Huế, và kỷ niệm về những mùa lụt, gắn với từng đứa con, đứa cháu của mụ. Như thằng đầu đẻ xong thì lụt năm chi, con dâu đẻ thằng cháu là tới lụt năm chi…
Một ông nhà văn hay tới ăn bánh lọc nhà mụ, nói luôn, cảm tác về mùa lụt Huế là cả một tiểu thuyết dài. Có hẳn một không gian lụt tồn tại trong văn hóa Huế, trong văn hóa Hội An (Quảng Nam), chỉ cần các nhà văn hóa nghệ thuật để ý là thành tác phẩm thôi. Trong mỗi câu chuyện, tình tiết mà mụ Tâm hay bất cứ người phụ nữ nào ở Huế nói ra, đều có hẳn mối dây liên kết hấp dẫn.
Mụ Tâm nói, có lần mấy người khách tới ăn bánh nhà mụ, ngồi nói chuyện mới hay họ trong đoàn phim tài liệu nào đó, về Huế quay cảnh cung đình, chuẩn bị cho sự kiện lớn. Mụ Tâm tò mò nghe, rồi nói bâng quơ: “Mấy chú làm phim có chú mô nghĩ tới đoạn lụt lội không? Nếu có phim mô đó kể về triều đình, quay cảnh quan lính lội lụt, lo cho dân chạy lụt thì hay hỉ”.
Ý của mụ, có một ông to béo râu quai nón lập tức gật gù rồi ghi lại. Có lẽ, biết đâu trong một ngày nào đó, Huế hay đoàn phim nào sẽ khởi quay chuyện sử Huế, có trường đoạn tả lụt Huế, tả nước chảy vào thành, quan quân giăng xích sắt kéo người dân qua lại, ắt sẽ rất hấp dẫn với công chúng xem.
Con dâu mụ Tâm nghe mẹ nói, cũng gật gù khen mẹ sáng kiến. Có điều Hội An đã đưa ý tưởng khai thác mùa lụt vào thực tế lâu rồi. Mùa nước dâng lên, những công ty du lịch từ Đà Nẵng, Tam Kỳ đưa du khách về, chủ yếu là du khách nước ngoài, cho ngồi thuyền đi xem lụt.
Ban đầu, có những ý kiến “mỉa mai”, đánh giá việc du lịch không hợp tình, trong cảnh dân gian chạy lụt đâu có gì vui mà đi coi. Nhưng dần dà, tour đi thuyền xem nước lụt Hội An cũng định hình, cũng được nhiều người tán thưởng và tham gia.
Đến nay, nước lụt lên, thì phố cổ lại dềnh dàng những con ghe đợi đón du khách mặc áo mưa đi tham quan. Cạnh nỗi lo nước lụt dâng trong phố cổ, người Hội An lại vẫn lạc quan chào hỏi nhau và đứng trong nhà, vẫy du khách đi thuyền ngang qua. Ấy thật cũng là một cái cảnh rất ấn tượng.
Mụ Tâm bày tỏ, nếu chỉ đi thuyền lội lụt đó thì Huế thiếu chi chỗ, cứ xuống Gia Hội, Bao Vinh, chắc chắn trận lụt nào cũng “nhớ đời”.
Tất nhiên không ai ưa thích lụt. Nhưng mùa lụt miền Trung là một sự hiển nhiên, và người dân nơi đây đều chấp nhận cảnh lụt hằng năm. Họ dư hiểu, không có lụt, thì đồng ruộng cây cối cũng gian nan khi hè tới, hạn về. Mùa mưa càng to, lụt càng lớn, thì mùa nắng lại bớt đi những âu lo nhiễm mặn và thiếu nước tưới. Phía nào cũng có lý do của nó cả.
Trưa, nắng lên. Mụ Tâm dặn với con dâu:
- Chút ra chợ coi có tôm rớ thì mua cho mạ nghe, mai làm thêm bánh.
Con dâu mụ Tâm dạ thon lỏn, rồi bước ra sân. Cả một không gian lụt in hằn sau cái dấu lưng mảnh dẻ đó!
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- 3 sản phẩm tẩy trang của Pháp bị Cục Quản lý Dược thu hồi trên toàn quốc
- Những lưu ý khi thưởng thức mứt Tết
- Ngủ trong môi trường nhiều ánh sáng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Thái Nguyên: Phát hiện phân bón chất lượng không phù hợp quy chuẩn QCVN 01
- Các nhà khoa học cảnh báo: Đồ chơi bằng nhựa càng cũ càng độc hại
- Chocolate đen có thể chứa hàm lượng cao cadmium và chì gây ảnh hưởng tới não