发布时间:2025-01-26 00:57:20 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Bộ trưởng KH&ĐT: Thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia là rất cần thiết | |
Sắp diễn ra hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” | |
Chương trình cải tiến năng suất,ủtướngnêunhómnhiệmvụtrọngtâmđểtăngnăngsuấtlaođộng bong da so ty le chất lượng đạt hiệu quả tích cực |
Tiềm lực vẫn còn lớn
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chỉ số năng suất lao động (NSLĐ) tại Việt Nam chưa cao do xuất phát điểm thấp nhưng tiềm lực trong mỗi người dân của chúng ta rất lớn. Điều này thể hiện mức tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước ASEAN cũng như nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, tốc độ tăng NSLĐ khoảng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 5,8% và chúng ta cần có niềm tin vào điều đó.
Dẫn phân tích của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Thủ tướng cho biết, tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay cho thấy, tăng trưởng TFP từ năm 2013 đến nay đã tăng lên đáng kể, đạt mức tăng bình quân 1,7%. Trong 5 năm qua, tăng trưởng TFP luôn đạt mức trên 1,5% - mức khá cao kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997.
Động lực chính của tăng trưởng TFP đi cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI, giảm lao động làm việc trong nông nghiệp và tăng cường đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Những cải cách theo hướng này trong giai đoạn tới sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng TFP mạnh mẽ hơn nữa.
“Cách tính NSLĐ hiện nay là lấy GDP chia cho số người lao động, nhưng GDP của chúng ta còn chưa được tính đầy đủ. Vừa qua, Tổng cục Thống kê với sự giúp đỡ của IMF đã tính lại GDP năm 2017, dự kiến chỉ số NSLĐ sẽ cao hơn”, Thủ tướng nói.
Chỉ ra nguyên nhân khiến NSLĐ chưa cao, Thủ tướng cho biết đó là vẫn còn các điểm nghẽn về thể chế kinh tế, trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực kỹ năng cao, động cơ sáng tạo đổi mới còn thiếu và yếu.
Với phân tích đó, Thủ tướng nêu các định hướng lớn để thúc đẩy tăng NSLĐ mà đầu tiên là phải cải cách thể chế để khắc phục “nút thắt” nêu trên. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cấp chất lượng môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế để mọi lao động được trao cơ hội, qua đó có thể phát huy tối đa năng lực của mình, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của nền kinh tế và xã hội.
Bên cạnh đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sang lao động có kỹ năng. Ngoài ra, cải cách khu vực tài chính ngân hàng để dòng vốn chảy vào khu vực có năng suất cao nhất.
Khu vực DNNN cũng cần cải cách mạnh mẽ và nhanh hơn nữa để khơi thông và giải phóng các nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy, hỗ trợ khu vực tư nhân và các khu vực khác như hợp tác xã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo...
6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng nêu 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện NSLĐ ở Việt Nam.
Thứ nhất,thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa các nền tảng về thể chế để mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, có thể được huy động, phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai,tập trung cải thiện tính hiệu quả của thị trường lao động cả ở phía cung (phía người lao động) lẫn phía cầu (phía DN) của thị trường lao động, bảo đảm mọi người dân và DN có thể tham gia thị trường lao động với một chi phí giao dịch thấp nhất để tìm được việc làm hay lao động tốt nhất theo nguyện vọng, qua đó phát huy được tối đa năng lực và yêu cầu của mình.
Thứ ba,thiết lập một cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người tài năng, các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý xuất sắc đến với Việt Nam, đặc biệt là người Việt Nam nói chung, các tài năng Việt Nam đang ở nước ngoài nói riêng, trong đó có du học sinh của Việt Nam.
Thứ tư, xây dựng một cơ chế cán bộ mở trong các cơ quan Nhà nước để thu hút người giỏi vào bộ máy Nhà nước, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc cùng với cơ chế cạnh tranh để chọn lọc và thúc đẩy những người tài năng.
Thứ năm, NSLĐ có tương quan chặt chẽ với trình độ giáo dục, năng lực, kỹ năng và chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ bao phủ, phổ cập và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi sẽ luôn là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
Thứ sáu, lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới có thể phát huy được năng lực, do đó, đầu tư vào ứng dụng KHCN cũng là một chính sách đặc biệt ưu tiên của Chính phủ. Hai chiến lược đào tạo kỹ năng chuyên môn cho lao động và đầu tư cho công nghệ cần phải tương thích với nhau để bảo đảm tương thích và hiệu quả tốt nhất.
Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT sớm thể chế hóa nội dung Hội nghị, đề xuất Thủ tướng ban hành một văn bản, tạo cơ sở pháp luật để triển khai ở các bộ, ngành.
Cũng tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào “Năng suất lao động quốc gia”. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ luôn đồng hành và mong muốn cộng đồng DN, doanh nhân, nhà đầu tư và các tầng lớp hãy nỗ lực, cố gắng hơn nữa, chủ động tham gia, tích cực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để tăng NSLĐ, kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, cùng nhau tạo nên một cuộc bứt phá mới trong NSLĐ để đưa đất nước Việt Nam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững”.
相关文章
随便看看