当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá úc chiều nay】Bàn gói đầu tư công mới, đại biểu Quốc hội lo tình trạng chậm giải ngân

dự án

Dự án chậm đưa vào sử dụng,àngóiđầutưcôngmớiđạibiểuQuốchộilotìnhtrạngchậmgiảingâkết quả bóng đá úc chiều nay nhất là dự án cơ sở hạ tầng sẽ không thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: TL.

Có tiền mà không tiêu được, vẫn phải trả lãi vay

ĐB Lê Tiến Châu (Hậu Giang) nói lại câu chuyện cũ, giải ngân chậm là câu chuyện "biết rồi- khổ lắm- nói mãi" mà chưa có giải pháp khắc phục. Ông cho rằng: “nguyên nhân thật ra ai cũng biết, vướng từ quy định, về tổ chức thực hiện, ngoài năng lực, thì vấn đề như chọn nhà thầu yếu”.

ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban ban Kinh tế cho rằng, dấu ấn đậm nét của giai đoạn này là năm 2020, với sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, đã có nhiều công trình trọng điểm được triển khai xây dựng.

Về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025, theo ĐB Nguyễn Minh Sơn, Chính phủ xây dựng sát với Nghị quyết Đại hội XIII với việc dự kiến hoàn thành nhiều công trình trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc Nam, đường ven biển.

Theo ĐB Lê Minh Nam (Hậu Giang), việc chậm giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; ảnh hưởng huy động vốn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trước các nhà tài trợ khi có tiền mà không tiêu được trong khi vẫn phải trả lãi vay. Nếu để kéo dài không khắc phục được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư công trung hạn trong giai đoạn sắp tới.

“Trong đầu tư công hạn chế là việc bố trí vốn còn dàn trải, giải ngân không đạt kế hoạch trong 5 năm. Bên cạnh những nguyên nhân mà Chính phủ đã chỉ ra, nhưng chưa đề ra giải pháp để khắc phục trong thời gian tới, mà đây là nguyên nhân chính khiến việc giải ngân đầu tư công có trục trặc.”- ĐB Nguyễn Minh Sơn phân tích.

Công trình thì dở dang trong khi tiền để trong két

ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đồng quan điểm với nhiều đại biểu khi cho rằng, Chính phủ cần làm rõ vì sao để kéo dài tình trạng chậm giải ngân đầu tư công.

“Trong bối cảnh ngân sách có hạn thì cần cân nhắc làm đường ven biển mà nên ưu tiên ngân sách chống biến đổi khí hậu như đê kè, chống xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, dù làm đường ven biển là cần thiết nhưng không phải bây giờ.”- ĐB Nguyễn Hoàng Mai nêu ý kiến.

ĐB Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhận định: “2 nhiệm kỳ tham gia Quốc hội, tôi thấy lúc nào Chính phủ cũng đốc thúc, mà càng đốc thúc tiến độ giải ngân càng chậm, trong khi lúc nào cũng kêu thiếu tiền, vì sao lại có tình trạng như vậy. Có lẽ do cách lập kế hoạch đầu tư, cách thức thực hiện, giám sát, chế tài có vấn đề. Các đại biểu đi giám sát về xong rất buồn. Công trình thì dở dang, không đưa vào sử dụng được, rất lãng phí, trong khi tiền để trong két. Tôi nghĩ cả Quốc hội, Chính phủ, từng đơn vị cần ngồi lại để trả lời câu hỏi trăn trở của đại biểu, người dân, chứ để thế này rất lãng phí”.

Theo ĐB Lê Tiến Châu (Hậu Giang), việc giải ngân hiện nay vừa chậm, giao ngắt quãng, giao nhiều lần, giao nhiều dự án, tiền thiếu nên công trình dở dang, đến khi bổ sung vốn thì đội tổng mức đầu tư, hậu quả vô cùng lớn.

ĐB đề xuất, cần mạnh dạn cắt bỏ những quy định cản trở giải ngân. Thêm nữa, phải tính toán rất sát nguồn thu trong bối cảnh đại dịch để từ đó cân đối chi cho phù hợp, khả thi.

ĐB Hà Thị Nga (Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục, chấm dứt tình trạng chậm giải ngân đầu tư công, tránh làm nản lòng các nhà đầu tư. Phải chấm dứt việc đầu tư manh mún, dàn trải, giảm hiệu quả đầu tư.

Theo ĐB Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp), Chính phủ cần dành nguồn lực nhiều hơn nữa cho đầu tư các công trình phòng chống thiên tai, “nếu không thiên tai sẽ xóa sổ tất cả những thành quả của chúng ta.”- ĐB dẫn chứng những trận lũ lụt ở trong nước năm 2020 hay trận lũ kinh hoàng ở Trung Quốc đang diễn ra là minh chứng cho điều này.

Trong khi có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguồn lực để huy động đủ 2,87 triệu tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thì câu chuyện giải ngân hiệu quả cũng là một vấn đề cần phải làm rõ. Trong giai đoạn 2016-2020, giải ngân không đạt mục tiêu đề ra, duy có năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đạt cao, hơn 97% kế hoạch vốn.

Trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay, việc tìm nguồn cho đầu tư phát triển đã khó thì bắt buộc phải thực hiện giải ngân vốn hiệu quả, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu chuyện nóng trên nghị trường cũng không là quá sớm, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó có vai trò của các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, để giải quyết triệt để câu chuyện “biết rồi- khổ lắm- nói mãi” này./.

Minh Anh

分享到: