当前位置:首页 > La liga

【nhận định bóng đá nhật bản】Xây dựng sổ tay online hướng dẫn người dân phòng chống lừa đảo trực tuyến

Thông tin với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ TT&TT,âydựngsổtayonlinehướngdẫnngườidânphòngchốnglừađảotrựctuyếnhận định bóng đá nhật bản bà Đỗ Hải Anh, Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) nhấn mạnh: Phòng chống lừa đảo trực tuyến là câu chuyện diễn ra lâu dài và trường kỳ.

Thời gian tới, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn và xử lý, Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục triển khai tuyên truyền các nội dung mới, đồng thời phối hợp thực hiện các hoạt động, hình thức tuyên truyền khác để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về an toàn thông tin nói chung và lừa đảo trực tuyến nói riêng.

Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn và xử lý, Cục sẽ tiếp tục triển khai tuyên truyền các nội dung mới. 

Cụ thể, để tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, giúp họ nhận biết các dấu hiệu cũng như biết cách phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên mạng, một việc sẽ được Cục An toàn thông tin tập trung thực hiện thời gian tới là xây dựng sổ tay online với các kiến thức nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho từng đối tượng người dân.

Cùng với đó, sẽ phối hợp với các đơn vị để phát triển các game câu đố, xây dựng tình huống về lừa đảo trực tuyến giúp tăng độ tiếp cận, dễ hiểu, dễ ghi nhớ; thực hiện các video, câu chuyện cung cấp kiến thức về lừa đảo trực tuyến, phát động các nhà sáng tạo nội dung, KOL cùng tham gia tạo độ phủ sóng trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình thực hiện các bản tin, phóng sự để tiếp tục truyền tải mạnh mẽ tới đông đảo người dân.

Thông tin về kết quả sơ bộ của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” đã được Bộ TT&TT phát động từ trung tuần tháng 6/2023, bà Đỗ Hải Anh cho biết, chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành và phối hợp tích cực của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước, trong đó có các doanh nghiệp thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng gồm VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok, Cốc Cốc.

Đặc biệt, chiến dịch lần này có sự chung tay của các cơ quan báo chí, truyền thông, các nền tảng mạng xã hội và các KOL - những người có sức ảnh hưởng lớn giúp phủ sóng thông tin rộng rãi trên không gian mạng.

Theo thống kê, tính đến nay, các thông tin giúp người dân nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến đã có hơn 980 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như TikTok, YouTube, Facebook…

Tiêu biểu như, Cốc Cốc đã tuyên truyền các nội dung, hình ảnh về phòng chống lừa đảo trực tuyến tới 29 triệu người dùng trình duyệt trên điện thoại và máy tính. Trong thời gian triển khai, các nội dung về chiến dịch được phân phối trên nền tảng Cốc Cốc thu hút khoảng 44,4 triệu lượt hiển thị và khoảng 213.000 lượt nhấp chuột truy cập tới Cổng không gian mạng quốc gia.

Thống kê sơ bộ cũng cho thấy, nhiều cơ quan báo chí đã chia sẻ thông tin về chiến dịch với hơn 1.500 bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Trong đó, có những đơn vị xây dựng các tuyến bài hay chuỗi phóng sự, nổi bật như VietNamNet, VOV, VnExpress, VTV, ANTV…

Tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai tuyên truyền theo đúng kế hoạch phát động chiến dịch. Hầu hết các cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị đã được tuyên truyền bằng hình thức gửi tài liệu, cẩm nang...; 100% đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn bộ các huyện, xã...

Trong đó, Bộ Công an đã tổ chức 1.936 buổi tuyên truyền trực tuyến trên cả nước cho gần 170.000 lượt người tham dự. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền qua 16.824 poster, pano và 133.410 tờ rơi; đăng 27.565 tin trên 18 trang…

Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét: Các cơ quan báo chí, truyền thông, các nhà báo đã tích cực truyền tải thông tin, kiến thức hữu ích tới người dân, giúp họ nâng cao nhận thức về an toàn thông tin nói chung và lừa đảo trực tuyến nói riêng.

“Việc tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong thời đại số hóa. Cục An toàn thông tin mong tiếp tục nhận được sự phối hợp tích cực từ các cơ quan báo chí, góp phần chung tay phòng chống lừa đảo trực tuyến và bảo vệ an toàn thông tin cho mọi đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.

Được phát động ngày 23/6/2023, chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin chủ trì triển khai trên diện rộng. Chiến dịch tập trung nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Trên không gian mạng Việt Nam, thời gian qua, các vụ lừa đảo trực tuyến đang diễn biến phức tạp. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022.

Ba nhóm lừa đảo chính gồm giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, nhắm vào các nhóm đối tượng người cao tuổi, trẻ em; sinh viên, thanh niên; các đối tượng công nhân, người lao động; nhân viên văn phòng.

Bộ TT&TT phát động chiến dịch tuyên truyền về phòng chống lừa đảo trực tuyếnChiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” được triển khai diện rộng từ ngày 23/6 đến ngày 23/7 dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.

分享到: