【keo nha kai】Những bác sĩ không mặc áo blouse
Đây cũng là những người luôn tích cực,ữngbácsĩkhôngmặcákeo nha kai chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát quy trình khám chữa bệnh (KCB) BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT cũng như đảm bảo an toàn nguồn quỹ.
Nhiệt huyết với nghề
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi với các bác sĩ của Trung tâm Giám định BHYT và TTĐT phía Bắc |
BS.Lê Văn Phúc- Trưởng ban Dược và Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) chia sẻ câu chuyện về “lòng nhiệt huyết” của những SV ngành Y như ông. Với nụ cười tươi, ông Phúc kể, sau khi kết thúc khóa học ngành Y bên Liên Xô (cũ), ông quyết định về nước và trở thành giảng viên của Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên. Sau 5 năm công tác, đến năm 1993, ông chuyển về Hà Nội làm việc tại BHYT Việt Nam. Do mới được thành lập nên công tác giám định thời điểm đó gặp rất nhiều khó khăn.
“Những cái mới thường rất khó khăn, khi ấy cơ quan BHYT mới thành lập nên có rất ít tài liệu liên quan đến BHYT. Mọi người hầu như không hề biết BHYT hoạt động như thế nào. Đặc biệt, công tác KCB BHYT cũng rất mơ hồ… Cho đến khi cơ quan BHYT bắt đầu ký hợp đồng với các cơ sở y tế, lúc đó cũng là lúc hình thành công việc giám định BHYT. Nhưng khó khăn này chưa hết, khó khăn khác lại tới, công tác giám định chưa được thực hiện lần nào, lại không có một quy chuẩn nào nhất định. Do vậy, mọi người vừa làm, vừa phải học hỏi…”- ông Phúc chia sẻ.
Theo ông Phúc, thời gian mới thành lập, nhân lực của cơ quan BHYT rất thiếu. Lực lượng chủ yếu là các y, bác sĩ trẻ chuyển từ các BV sang hoặc mới ra trường, kiến thức về công tác giám định không có. Chính vì thế, công việc gặp rất nhiều khó khăn, từ việc đối chiếu hồ sơ bệnh án, cho đến việc giám định trực tiếp các đối tượng nghi vấn mượn thẻ BHYT. Điều đó đòi hỏi cán bộ giám định không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, CNTT mà còn phải mềm dẻo trước các tình huống…
Khi được hỏi động lực nào để ông và các y, bác sĩ giám định thời kỳ đó vượt qua khó khăn để bám nghề, ông Phúc đáp: “Chắc có lẽ do lòng nhiệt huyết cháy bỏng. Chỉ có những người tâm huyết, thực sự yêu nghề mới có thể bám trụ với nghề đến hôm nay. Hầu hết mọi người đều có trách nhiệm, không ngại va chạm và rất sáng tạo. Tôi nhớ như in những năm đầu, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng cho mượn thẻ BHYT, có những trường hợp còn bóc, thay đổi ảnh trên CMND để “qua mắt” giám định viên. Tuy nhiên, tại Quảng Bình, một nữ cán bộ giám định đã nghĩ ra cách đối chiếu bằng cách lăn vân tay nên đã từ chối được rất nhiều trường hợp vi phạm…”.
“Mặc dù không trực tiếp tham gia vào công tác KCB hàng ngày tại cơ sở y tế, không mặc trên mình những chiếc áo blouse trắng nhưng họ là những y, bác sĩ thầm lặng với lòng nhiệt huyết cháy bỏng, ngày ngày cần mẫn giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện quy trình KCB BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh cũng như đảm bảo an toàn nguồn quỹ BHYT...” - ông Phúc nói thêm.
Không chỉ là trách nhiệm…
Chia sẻ về nghề giám định, chị Mai Thanh Huyền- Phó Trưởng phòng Giám định BHYT (BHXH tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Nghề này quan trọng nhất là kiểm tra các chỉ định, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế của bác sĩ tại các cơ sở y tế nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và tránh trục lợi quỹ. Vì vậy, khối lượng công việc của giám định viên rất lớn, hằng ngày phải giám định hồ sơ, đối chiếu giá dịch vụ, thuốc, làm báo cáo thống kê, tổng hợp... Thậm chí, bắt buộc phải nhớ tên, giá của hàng trăm loại thuốc, hàng nghìn biệt dược và hàng trăm loại dịch vụ y tế để có những quyết định chính xác…”
Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Y đa khoa, chị Huyền từng mong ước trở thành một bác sĩ giỏi. Tuy nhiên, khi chị tốt nghiệp ĐH cũng là thời điểm cơ quan BHYT vừa thành lập nên rất cần nhân lực là các bác sĩ trẻ. “Có cơ hội làm việc tại một số bệnh viện lớn nhưng không hiểu sao lúc đó mình lại chọn gia nhập đội ngũ cán bộ giám định BHYT. Chắc có lẽ mình muốn thử sức ở một lĩnh vực mới mẻ, đồng thời cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong mục tiêu xây dựng trụ cột chính của an sinh xã hội nước nhà”- chị Huyền cho biết về hành trình đến với nghề BHXH của mình.
Nói về công việc này, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh chia sẻ: “Giám định chi phí Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm quản lý quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả, bền vững; đồng thời bảo đảm công bằng cho người dân trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vu y tế chất lượng, tương xứng với độ mở ngày càng lớn của chính sách Bảo hiểm y tế.
Những đóng góp đáng tự hào của các y, bác sĩ, dược sĩ đang công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như sự nghiệp an sinh xã hội đất nước…”.
Thúy Ngà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Khai trương Trung tâm điều hành tích hợp hiện đại nhất Việt Nam
- ·Xuất nhập khẩu giảm “sốc” 7 tỷ USD nửa đầu tháng 4
- ·Kết quả xét nghiệm MEDLATEC được công nhận tại 53 quốc gia
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Tăng trưởng tín dụng hậu Covid
- ·Người mẹ U50 đón con đầu lòng khi tóc đã điểm bạc sau 8 lần mang thai thất bại
- ·Một địa chỉ quảng cáo thực phẩm chức năng Lehutra
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Bất thường loạt cây xăng bán cầm chừng, báo hết hàng
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Cải bó xôi được coi là 'vua' các loại rau ngăn ngừa, hỗ trợ trị ung thư
- ·TP.HCM ghi nhận 2 ca nghi ngộ độc botulinum
- ·Hệ sinh thái chuyển đổi số tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Cơ hội cho phân khúc bán lẻ mặt phố sau đại dịch Covid
- ·3 nguyên tắc ăn uống hằng ngày giúp 'quét' mỡ máu xấu
- ·Thu hút FDI 4 tháng đầu năm vẫn trong đà sụt giảm
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Mệnh lệnh khôi phục lại nền kinh tế