【kq bóng đá v league】Hệ sinh thái chuyển đổi số tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Người đàn ông 34 tuổi quê Hà Tĩnh bị tai nạn giao thông,ệsinhtháichuyểnđổisốtạiBệnhviệnĐạihọcYHàNộkq bóng đá v league một ngày sau được đưa đi cấp cứu vì giảm ý thức. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến lên bệnh viện trung ương ở Hà Nội, chẩn đoán chấn thương sọ não. Bệnh nhân lại được chuyển về bệnh viện tỉnh điều trị tiếp.
Vào khoa Ngoại thần kinh, bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương: sọ não, cột sống cổ, ngực kín. Tuy nhiên, ngày thứ 2, bệnh nhân khó thở tăng lên, buộc phải chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp trong tình trạng thở nhanh, SpO2 giảm về 90-92% (bình thường trên 95%), tràn dịch màng phổi tăng lên.
Bệnh nhân nhanh chóng được đặt ống nội khí quản, thở máy, kháng sinh phối hợp, giảm đau an thần, mở màng phổi cấp cứu, hút áp lực âm liên tục. Đến ngày thứ 3, tình trạng nặng hơn khi bệnh nhân sốt rất cao, SpO2 tiếp tục giảm, thở chống máy liên tục.
Lập tức các bác sĩ hồi sức tích cực ở Hà Tĩnh kết nối tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiến hành hội chẩn Tele - ICU, thống nhất chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi nặng, đa chấn thương…
Các bác sĩ ở Hà Nội đề nghị bổ sung kháng sinh nhóm Gram dương, dùng thuốc giãn cơ để đảm bảo thở theo máy, nội soi phế quản tại giường cấp cứu. Tình trạng bệnh cải thiện dần, nam bệnh nhân đã cắt sốt sau 3 ngày, cai thở máy, rút ống nội khí quản. Sau 20 ngày điều trị, nam bệnh nhân ổn định, ra viện.
Đây là một trong hơn 100 bệnh nhân hồi sức tích cực được hội chẩn trực tuyến bằng hình thức Tele- ICU giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 6/2021 đến nay. Nhiều ca bệnh nặng được cứu sống và điều trị thành công.
Tele-ICU là một trong các hình thức tư vấn, hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa (một cấu phần quan trọng củachuyển đổi số y tế) mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện hơn 3 năm nay.
Theo báo cáo tại hội nghị Ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa và tổng kết đề án khám, chữa bệnh từ xa diễn ra ngày 23/12, PGS.TS Đào Xuân Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết đến nay đã có 151 cơ sở y tế kết nối khám chữa bệnh từ xa với bệnh viện, triển khai gần 300 buổi với gần 2.500 ca hội chẩn được thực hiện.
Bên cạnh đó, bệnh viện triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh từ xa như Tele - RAD (trong chẩn đoán hình ảnh) với trên 2.000 ca/tháng; gần 200 ca Tele - ICU và gần 1.000 tiêu bản với hình thức Tele-Pathology (giải phẫu bệnh).
Riêng với Tele - Pathology, các thầy thuốc đánh giá hiệu quả cao khi giúp các bác sĩ tuyến trên hỗ trợ được tuyến dưới qua hội chẩn, tư vấn các trường hợp khó; chẩn đoán sinh thiết tức thì; phân loại chẩn đoán, điều trị; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại...
Kỳ vọng thêm nhiều cơ sở sẽ đào tạo liên tục từ xa cho các bác sĩ
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhấn mạnh khám chữa bệnh từ xa là một bộ phận trong việc kết nối giữa các bệnh viện để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Ngoài khám chữa bệnh từ xa, hiện cơ sở y tế này đã hoàn thành liên kết HIS-LIS-PACS; quản lý vật tư, thuốc bằng phần mềm, 100% bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử; cấp phát thuốc tới giường bệnh và thanh toán thông minh...
"Còn một lĩnh vực rất lớn chưa triển khai, hy vọng sau hội nghị này sẽ triển khai mạnh mẽ, là đào tạo liên tục từ xa (CME) cho các bác sĩ", PGS Hiếu cho biết. Từ tháng 6 năm nay, bệnh viện này đã tổ chức đào tạo CME online miễn phí cho trên 6.000 lượt học viên, cấp gần 2.000 chứng chỉ.
"Trong thời gian tới, mong rằng không chỉ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà nhiều bệnh viện tỉnh sẽ triển khai để tạo ra sự thay đổi trong học tập của các bác sĩ đã ra trường. Đó chính là cách thay đổi chất lượng ngành y một cách tốt nhất", theo vị chuyên gia.
Theo PGS Thành, chuyển đổi số y tế giúp người dân dễ dàng tiếp cận hỗ trợ y tế mọi lúc mọi nơi; giúp nhân viên y tế tăng hiệu suất công việc, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt hơn, đặc biệt là giảm thiểu sai sót. Trong quản lý, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ việc xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong chuyển đổi số y tế là tư duy, khát vọng và quyết tâm của lãnh đạo các đơn vị. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tốt nhất để đáp ứng yêu cầu về hành lang pháp lý trong chuyển đổi số, cũng như trong việc phê duyệt các dự án công nghệ thông tin và tìm nguồn vốn để phát triển các dự án chuyển đổi số cho các đơn vị.
‘Dễ tính với bệnh nhân sẽ phá vỡ quy trình chuyển đổi số’Để đạt tỷ lệ 90% bệnh nhân có hẹn lịch tới khám đúng giờ, đúng ngày; 80% bệnh nhân nội trú thanh toán không dùng tiền mặt, giám đốc bệnh viện phải "rắn" trong đào tạo không chỉ với nhân viên mà cả bệnh nhân.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo có tổ chức ở Điện Biên
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 306: Mẹ chồng U70 bán ve chai nuôi con dâu chạy thận
- ·Quyết định ly hôn sau 9 năm nhẫn nhịn chuyện về ngoại ăn Tết
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Thầy giáo người Mỹ chinh phục 250 kỷ lục thế giới
- ·Bộ Y tế bác tin đồn Việt Nam có người nhiễm MERS
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu không giảm cơ hội việc làm của lao động trẻ
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 863: Chàng trai mới cưới 10 ngày bị vợ ôm vàng bỏ đi
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·“Kiềng 3 chân” để hàng Việt bước ra toàn cầu qua thương mại điện tử
- ·Bản sắc Việt Nam qua ẩm thực cao cấp tại Gia Restaurant
- ·Giảm lãi suất hỗ trợ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Vụ lấp sông Đồng Nai: Thủ tướng yêu cầu thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- ·Chuyện về người thầy dạy hai đời vua ở Thanh Hóa
- ·SJC thông tin về việc thu mua vàng miếng SJC bị móp méo
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 162: Vợ diễn viên Hữu Công làm mẹ sau nhiều lần mất con