Khó khăn trong chuyển lớp
Ngoài các môn học bắt buộc theo chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10 là Ngữ văn,ểnđổimocircnhọkết quả trận juventus Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Giáo dục địa phương và Lịch sử, học sinh sẽ được chọn 4/9 môn tự chọn. Do là học sinh đầu cấp, đa phần các em chưa xác định được khả năng và xu hướng nghề nghiệp sau này nên việc lựa chọn môn học chủ yếu dựa theo sự tư vấn, định hướng của nhà trường và phụ huynh.
Em Nguyễn Đăng Trình, học sinh lớp 10A1, Trường THCS&THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp chia sẻ: “Em chưa có định hướng nghề nghiệp cho mình nên chọn các môn khoa học tự nhiên để học. Vì theo em biết, khối khoa học tự nhiên có nhiều ngành để lựa chọn nên sẽ thuận lợi hơn cho tương lai”.
Việc thay đổi môn học tự chọn khiến nhiều học sinh gặp khó khăn - Trong ảnh: Một tiết học của cô và trò Trường THCS&THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp
Không chỉ vậy, một số học sinh còn lựa chọn môn học theo cảm tính. Do đó, dù được tư vấn, định hướng nhưng sau thời gian theo học, nhiều học sinh nhận ra khả năng và muốn thay đổi môn học cho phù hợp lại vấp phải nhiều khó khăn, bất cập. Bởi chuyển môn học thì phải chuyển lớp. Nếu trước đây, việc chuyển lớp là bình thường và các trường sẽ sắp xếp lớp cho học sinh học phù hợp thì bây giờ, với chương trình giáo dục phổ thông mới, mỗi lớp có một tổ hợp khác nhau. Vì vậy, nếu xin chuyển lớp, học sinh vừa bị hổng kiến thức trong một học kỳ vừa gặp khó khăn khi lấy điểm tổng kết môn mà các em chưa được học.
“Trường THPT thị xã Bình Long hiện có 10 lớp 10 nhưng đang giảng dạy đến 9 tổ hợp khác nhau, nghĩa là không lớp nào học giống lớp nào. Vì vậy, khi các em chuyển lớp sẽ có những môn các em chưa học và buộc phải bổ sung để có kiến thức cũng như phổ điểm” - thầy Hồ Trọng Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Bình Long cho biết.
Xác định được những khó khăn trong việc lựa chọn các môn học tự chọn nên ngay từ đầu năm học, trường đã nghiêm túc tư vấn chọn môn, khối học cho học sinh. Tuy vậy, không thể tránh khỏi tình trạng học sinh muốn thay đổi môn học, khối thi cho phù hợp năng lực của mình. Hiện trường đang vận động học sinh muốn thay đổi môn học cố gắng hết năm học này, sang năm học mới trường sẽ giải quyết. Thầy HỒ TRỌNG LỘC, Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Bình Long |
Cần hướng dẫn cụ thể
Học sinh cũng gặp khó khăn tương tự khi chuyển trường. Bởi tùy điều kiện thực tế, mỗi trường tổ chức giảng dạy theo các tổ hợp khác nhau. Hiện các trường đang bố trí theo hướng tổ hợp các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một lớp theo khối D. Các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa do hạn chế về giáo viên cũng như số lượng học sinh sẽ có số tổ hợp ít hơn so với trường ở khu vực thành thị. Vì vậy, nếu học sinh chuyển trường sẽ phải thay đổi rất nhiều môn học.
“Học sinh học ở trường thành phố thông thường có nhiều lựa chọn, khi gia đình muốn đưa các em về trường địa phương thì hạn chế là không có nhiều tổ hợp để lựa chọn học. Trường phải phân tích cho phụ huynh biết những khó khăn này. Sau đó, trường tiếp tục tư vấn cho phụ huynh nắm và lựa chọn xem có cần thiết phải chuyển trường hay không” - thầy Dương Thanh Viết, Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp cho biết.
Giờ học hướng nghiệp của học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp
Học kỳ vừa qua, Trường THCS&THPT Tân Tiến nhận 1 trường hợp học sinh lớp 10 từ TP. Hồ Chí Minh muốn chuyển về. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, giải thích, phụ huynh đã quyết định không chuyển trường cho con.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi chuyển khối, chuyển trường, ngoài bản cam kết tự bổ sung kiến thức của học sinh thì trường phải có giải pháp phù hợp bổ trợ kiến thức cho các em để đạt yêu cầu theo quy định. Nhưng việc tìm giải pháp phù hợp thì không dễ. “Nếu có 1, 2 học sinh muốn chuyển đổi thì trường rất khó bố trí giáo viên. Hơn nữa, còn phải tổ chức kiểm tra, thi để các em bổ sung điểm cho những môn còn thiếu. Liệu các hình thức bổ sung điểm theo hướng linh hoạt có phù hợp quy định hay không?” - thầy Viết băn khoăn.
Học sinh được lựa chọn môn học đồng nghĩa với trao quyền chủ động cho học sinh cũng như nhà trường. Nhưng với thực tế mà các trường đang gặp, quyền chủ động đã trở thành bị động. Vấn đề này đang rất cần những giải pháp tháo gỡ cụ thể để vừa thuận lợi cho các trường trong quá trình thực hiện mà vẫn đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện học tập dễ dàng cho học sinh.