Empire777

(CMO) Tại buổi giám sát của HĐND tỉnh Cà Mau về công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna

【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Cần thay đổi cơ chế quản lý rừng để huyện Ngọc Hiển phát triển

Báo Cà Mau(CMO) Tại buổi giám sát của HĐND tỉnh Cà Mau về công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn vào sáng 12/4, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, kiến nghị, toàn diện tích trên địa bàn hiện trạng vẫn là đất rừng, dưới sự quản lý của các ban quản lý rừng phòng hộ. Cần quy hoạch lại các loại rừng trên địa bàn vì hiện tại có nhiều biến động trước ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, cũng như áp lực dân cư, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại buổi giám sát về công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Ngọc Hiển, sáng 12/4.

Theo ông Lạc, trên thực tế của phát triển xã hội, đã hình thành nhiều khu dân cư tập trung, trong đó có các khu dân cư ở xã Đất Mũi nằm trong khu vực rừng thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Vì thế, cần thiết chuyển đổi chủ thể quản lý, cụ thể ở đây là diện tích đất tại những khu vực dân cư, ven các tuyến giao thông, hướng tới chuyển đổi một phần mục đích sử dụng đất, cũng như nâng cao trách nhiệm quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

​Đồng quan điểm, ông Phạm Chí Hải, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển (đồng thời là đại biểu HĐND tỉnh), cho biết, hiện trên địa bàn có 57.000 ha/67.000 ha rừng sản xuất có chủ hộ canh tác.

“Họ đã canh tác qua nhiều đời, gắn bó lâu năm, định cư trước khi có quy hoạch đất rừng, nhưng không được làm chủ trên mãnh đất này. Xét thấy đây là nguyện vọng chính đáng, hợp lý, cần được xem xét để chuyển đổi chủ thể quản lý, để họ được làm chủ đất sản xuất, nâng cao trách nhiệm quản lý”, ông Hải kiến nghị.

Người dân đã định cư tại vùng rừng ở huyện Ngọc Hiển từ rất lâu, qua nhiều đời, trước khi có quy hoạch về rừng.

Các vấn đề liên quan đến đất rừng, đến việc phát triển dân cư trên địa bàn, nhiều đại biểu phân tích, đánh giá tình hình thực tế, đề xuất cần có giải pháp tháo gỡ, nhất là về cơ chế, để huyện Ngọc Hiển thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hàng năm.

Từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã triển khai thực hiện cho thuê đất 3 hạng mục, dự án, với tổng diện tích đất trên 2.575.129 m2.

Cụ thể, cho Công ty Cổ phần Thuỷ sản N.G Việt Nam thuê đất tại ấp Đường Dây, xã Tân Ân Tây, với diện tích là 682.621,5 m2 để quản lý, sử dụng vào mục đích Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghệ, sử dụng công nghệ cao. Công ty TNHH Việt Úc thuê đất tại ấp Đường Kéo, xã Tam Giang Tây, với diện tích 1.612.419,4 m2 để quản lý, sử dụng vào mục đích thực hiện Dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao Việt Úc. HTX Nghêu Đất Mũi thuê đất tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, với diện tích 280.897,2 m2 để quản lý sử dụng vào mục đích thực hiện Dự án đầu tư nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi.

Về kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hiển từ năm 2016-2020 là 11,00 ha. Trên địa bàn có 62 trường hợp vi phạm về đất đai trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được xử lý theo quy định.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2020, diện tích thực tế huyện Ngọc Hiển là 73.462,62 ha, cao hơn so với các chỉ tiêu trong các phương án đã được duyệt là 2.607,48 ha. Nguyên nhân có sự chênh lệch tổng diện tích tự nhiên là do thống kê đất đai năm 2020 xác định theo ranh giới, địa giới hành chính theo Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 6/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và công bố danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều vùng ven biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam./.

 

Trần Nguyên

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap