Bộ CA đề nghị cân nhắc khi tịch thu xe của tài xế say xỉn vì gây ra nhiều hệ lụy
Trước đề xuất của Ủy ban ATGTQG,ộCônganđềnghịKhôngtịchthuxecủatàixếsayxỉbảng xếp hạng bóng đá qatar Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương vừa có ý kiến thể hiện quan điểm của Bộ về việc này.
Bộ Công an đồng tình với việc áp dụng các giải pháp mạnh để giảm tai nạn giao thông, tăng mức tiền phạt đối với các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông. Tuy nhiên, đối với đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn, Bộ Công an đề nghị cân nhắc bởi nếu thực hiện, biện pháp này sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội và xung đột pháp lý đối với các văn bản hiện hành.
Theo Bộ Công an, người điều khiển môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc chủ yếu là người dân vùng nông thôn, miền núi. Những người vi phạm do nhận thức pháp luật còn hạn chế. Chưa kể, cơ sở hạ tầng của một số đoạn tuyến cao tốc chưa hoàn thiện. Việc tịch thu phương tiện không phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra biện pháp tịch thu phương tiện còn liên quan đến quyền sở hữu tài sản được Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự và một số luật có liên quan điều chỉnh. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm không phải là chủ sở hữu phương tiện (mượn xe, thuê xe, lái xe thuê, lái xe cơ quan nhà nước…), hoặc trường hợp là sở hữu chung (như sở hữu của vợ, chồng, con, anh, em…) thì việc tịch thu không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng cho rằng, xử lý theo hình thức này dẫn tới hệ lụy đối với người dân, khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn. Đối với nhiều người, ôtô, xe máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống, là một tài sản lớn trong mỗi gia đình.
Qua đó, việc tịch thu phương tiện dễ gây ra sự phản ứng không hợp tác của người điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát, thậm chí chống lại người thi hành công vụ.
TheoInfonet
Nhân tố bí ẩn: Quang Đại say xỉn bên cạnh Hà Vân chua ngoa đanh đá