【soi kèo chelsea vs】Sầu riêng “rộng cửa” xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Sầu riêng “rộng cửa” xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Sầu riêng sẽ sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị "tỷ đô" vào năm 2025. Ảnh: Nam Khánh

Có thể thu về 400 - 500 triệu USD

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết 3 nghị định thư, mở đường cho nông sản Việt Nam, trong đó có nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Lê Minh hoan khẳng định, điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các sản phẩm vừa được ký kết sang thị trường Trung Quốc, góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, sầu riêng đông lạnh là sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm sầu riêng sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, trong đó Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Sầu riêng Việt Nam được đánh giá là có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, đặc biệt khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá thành cạnh tranh. Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường Trung Quốc chỉ sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị trường này.

Số liệu ước tính từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 90%. Riêng 7 tháng năm 2024, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang thị trường này đã đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 92,4% tổng lượng sầu riêng xuất khẩu ra nước ngoài.

Sau khi nghị định ký kết, dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024 - năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị "tỷ đô" vào năm 2025. Các chuyên gia nhìn nhận, tương lai giá trị xuất khẩu ngành hàng sầu riêng có thể đạt đến 3,5 tỷ USD, không dừng lại ở con số trên 2 tỷ USD như hiện nay.

Giảm rủi ro, tăng lợi thế trên thị trường

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh tách múi để dùng chế biến vì giảm được nhiều chi phí vận chuyển do loại bỏ vỏ từ đầu nguồn. Phía doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đông lạnh cũng đỡ áp lực trong tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và có thể bán vào sâu trong nội địa Trung Quốc nhờ thời gian bảo quản dài.

Về phía địa phương trồng sầu riêng, ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ đánh giá, việc ký kết Nghị định thư cho sầu riêng đông lạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc mở ra triển vọng mới, giảm rủi ro, tăng lợi thế trên thị trường, từ đó giúp ngành hàng sầu riêng có thể tham gia phân khúc sau thu hoạch, chế biến, bảo quản.

Theo TS. Lương Ngọc Trung Lập - chuyên gia phân tích thị trường nông sản, sầu riêng đông lạnh cũng là giải pháp hiệu quả nếu gặp bối cảnh thị trường khủng hoảng dư thừa, cung vượt cầu. Quan trọng là tính toán vấn đề quy hoạch vùng trồng, ưu tiên những địa phương thuận lợi về khí hậu, nhất là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Để tận dụng cơ hội mở cửa thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai các bước tiếp theo sau khi các nghị định thư được ký kết để đảm bảo các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm, trong đó có sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Được biết, trước đó, từ tháng 3/2024, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đã gửi công văn tới các địa phương, đề nghị rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo đó, các cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình đóng gói, truy xuất nguồn gốc và quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm; kèm với đó là một số yêu cầu về năng lực cấp đông và kho lạnh bảo quản.

14 mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết 3 nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đến nay, Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
下一篇:TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng