当前位置:首页 > World Cup

【ket qua truc tuyen hom nay】Vai trò kênh dẫn vốn nổi bật trong đại dịch

Vượt đại dịch,òkênhdẫnvốnnổibậttrongđạidịket qua truc tuyen hom nay tăng trưởng ấn tượng

Theo ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (UBCKNN), trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam, thị trường chứng khóan (TTCK) Việt Nam đã trải qua năm 2021 với nhiều biến động mạnh, gặp không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính, UBCKNN đã nỗ lực, tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Theo đó, trong năm qua, UBCKNN tiếp tục chủ động, tích cực trình Bộ Tài chính ban hành 3 thông tư hướng dẫn, cũng như hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý. Đồng thời, nhằm phát triển toàn diện TTCK Việt Nam, đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tiễn, UBCKNN cũng tập trung nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án, chính sách mới.

Trong năm 2021, số lượng tài khoản chứng khóan cá nhân mở mới liên tục tăng theo từng tháng.
Trong năm 2021, số lượng tài khoản chứng khóan cá nhân mở mới liên tục tăng theo từng tháng.

Cùng với đó, UBCKNN tiếp tục triển khai tái cấu trúc TTCK, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khóan. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khóan ngày càng tinh vi, phức tạp.

Cũng theo Chủ tịch Trần Văn Dũng, trong năm 2021, UBCKNN đã tích cực, chủ động, kịp thời báo cáo Bộ thực hiện, triển khai các giải pháp xử lý hiện tượng nghẽn lệnh trên Sở Giao dịch Chứng khóan (GDCK) TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, UBCKNN, giải pháp kỹ thuật giao dịch mới trên HOSE đã chính thức vận hành từ ngày 5/7/2021 và xử lý triệt để tình trạng nghẽn lệnh, đảm bảo hoạt động của thị trường được thông suốt.

Đặc biệt, trong năm 2021, TTCK Việt Nam tiếp tục ghi nhận diễn biến hết sức ấn tượng với nhiều kỷ lục mới được thiết lập như chỉ số, quy mô vốn hóa thị trường, giá trị giao dịch... “Mặc dù chịu tác động từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng TTCK Việt Nam năm 2021 đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi trên nhiều khía cạnh, nhờ sự hỗ trợ từ yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước và những thay đổi tích cực của nội tại thị trường,… Có thể nói, bối cảnh khó khăn như đại dịch Covid-19 càng làm nổi bật vai trò của TTCK Việt Nam là kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, doanh nghiệp cũng như là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng” – ông Trần Văn Dũng nhấn mạnh.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp gia tăng tính bền vững

Đánh giá về kinh tế vĩ mô năm 2022, ông Trần Văn Dũng cho rằng, bước sang năm 2022, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục đà hồi phục. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện và nhu cầu bên ngoài cũng phục hồi đáng kể nhờ việc triển khai vắc-xin toàn cầu và các gói hỗ trợ kích thích kinh tế. Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của sự chuyển dịch làn sóng FDI toàn cầu. Chính phủ kiên trì chính sách hỗ trợ kinh tế, tăng cường đầu tư công, duy trì lạm phát và tỷ giá ổn định. Đây là những yếu tố nền tảng để doanh nghiệp hồi phục mạnh mẽ hơn về sản xuất kinh doanh; từ đó cũng tạo ra trợ lực quan trọng để TTCK duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững hơn.

Đã tạo nền móng vững chắc, sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới

Năm 2021 cũng là năm đặc biệt khi ngành Chứng khóan Việt Nam chính thức tròn 25 năm xây dựng và phát triển (28/11/1996 - 28/11/2021). Ngành Chứng khóan và thị trường chứng khóan Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào. Việt Nam đã tạo lập được một thể chế thị trường chứng khóan đúng định hướng và phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Với những thành quả đạt được, ngành Chứng khóan đã tạo được một nền móng vững chắc để đưa thị trường chứng khóan Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. - Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khóan Nhà nước

Tuy nhiên, Chủ tịch UBCKNN cũng cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp; căng thẳng thương mại toàn cầu, các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá vận tải tăng đột biến; rủi ro lạm phát gia tăng;...

Trong bối cảnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, trong năm 2022, UBCKNN sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp trọng tâm để duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường, giúp TTCK phát triển mạnh về chất và tăng tính bền vững.

Theo đó, trong năm 2022, cơ quan quản lý sẽ tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khóan và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn. Mặt khác, UBCKNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường, trong đó tập trung xây dựng đề án Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 - 2030.

Cùng với đó, một mục tiêu lớn được đề ra trong năm 2022 là sẽ tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành chính thức trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho việc ra đời các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường.

Đồng thời, để duy trì kỷ cương, kỷ luật thị trường, trong năm mới, cơ quan quản lý sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho TTCK phát triển bền vững, công khai, minh bạch; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tái cấu trúc TTCK, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tập trung giám sát, kiểm tra việc cho vay giao dịch ký quỹ đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khóan và an toàn bền vững cho dòng tiền trên thị trường.

Thị trường cổ phiếu 2021 - những con số “biết nói”

TCK Việt Nam năm 2021 đã phục hồi và có sự bứt phá mạnh mẽ, kéo dài xu hướng tăng trưởng trong dài hạn. Chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 30/11/2021, chỉ số VN-Index đứng tại 1.478,44 điểm, tăng 33,9% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 30/11, mức vốn hóa thị trường đạt 7.690 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với cuối năm 2020, tương đương 122,2% GDP, vượt cả mục tiêu đặt ra vào năm 2025. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối tháng 11 đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khóan và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Cùng với đó, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng, liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40.117 tỷ đồng/phiên, trong đó, ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.105 tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên, tăng 249,8% so với bình quân năm 2020. Như vậy, thanh khoản năm 2021 tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong Đông Nam Á.

分享到: